Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2018

Tạo hình dây chằng chéo khớp gối

Khi dây chằng chéo khớp gối bị tổn thương, khớp gối của bệnh nhân sẽ mất đi sự vững chắc theo chiều trước sau, quan hệ giữa xương đùi và xương chày bị lỏng lẻo, do đó vận động của bệnh nhân sẽ gặp khó khăn, nhất là các động tác nhanh và liên tục. Khi dây chằng bị đứt, quan hệ động học giữa xương đùi và xương chày thay đổi, sự phân phối và truyền lực từ đùi xuống cẳng chân không bình thường, từ đó dẫn đến hai tổn thương thứ phát là rách sụn chêm và thoái hóa khớp. Tổn thương sụn chêm thứ phát: Sụn chêm trong lúc đầu có thể còn nguyên vẹn và gắn chặt vào mâm chày. Do tổn thương dây chằng khớp gối, mâm chày bị di động ra trước và sụn chêm bị kẹt dưới lồi cầu trong xương đùi và khi gối gấp, nó bị nghiền và do đó sẽ bị rách ở sừng sau. Tổn thương thoái hóa khớp: Do sự thay đổi về động học của khớp gối nên dẫn đến những tổn thương thoái hóa do tổn thương xương sụn ở khoang trong, khoang ngoài hoặc khớp bánh chè lồi cầu đùi. Xử trí khi bị đứt dây chằng khớp gối Chấn thương gối

Viêm khớp do nhiễm khuẩn có triệu chứng gì?

Bệnh xảy ra do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu chủ yếu là tụ cầu vàng (chiếm đến 50 – 70% ca bệnh). Nguyên nhân đứng sau tụ cầu vàng chính là liên cầu nhóm A, nhóm B bao liên cầu, phế cầu, não mô cầu, lậu cầu hay các loại vi khuẩn cũng là tác nhân gây viêm khớp do nhiễm khuẩn. Viêm khớp nhiễm khuẩn (viêm khớp sinh mủ) là tình trạng khớp xương bị viêm nhiễm bởi vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu. Trong đó không bao gồm phong, lao, virus hay ký sinh trùng. Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh lý nguy hiểm và ngày càng phổ biến ở các đối tượng như: Người tiêm chích ma túy, nhiễm HIV/AIDS bị suy giảm hệ miễn dịch Những người từng thực hiện phẫu thuật thay khớp nhân tạo, tiêm khớp Người bị chấn thương xương khớp Viêm khớp nhiễm khuẩn nếu không điều trị kịp thời có thể phá hủy khớp, làm dính khớp thậm chí gây tử vong cho người bệnh (chiếm 30% trường hợp). Do vậy, bệnh cần được quan tâm đúng mức để giảm thiểu biến chứng nguy hiểm. Triệu chứng Viêm khớp nhiễm khuẩn thường xảy ra độ

Phương pháp giảm nhức mỏi toàn thân tại nhà

Một số nguyên nhân thông thường có thể dẫn đến hiện tượng đau mỏi toàn thân là do vận động quá mức, chơi thể thao cường độ cao, do tư thế nằm ngồi không đúng, do ít vận động hay do thời tiết thay đổi (lạnh sâu hay đi mưa bị ướt),…  Những người làm văn phòng, ngồi trong phòng điều hòa trong thời gian dài và nhiệt độ thấp cũng rất hay gặp phải hiện tượng đau nhức mỏi toàn thân do cơ thể bị nhiễm phong hàn, khí huyết lưu thông kém. Những nguyên nhân này sẽ khiến cho các cơ trên cơ thể bị căng cứng, gây nhức mỏi, khó chịu. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, thông thường là từ 1 – 3 ngày. Khi gặp phải hiện tượng đau nhức mỏi toàn thân người bệnh không nên quá lo lắng. Hãy xem xét lại để xác định xem chính xác nguyên nhân đau nhức mỏi là do đâu. Nếu nguyên nhân chỉ là do vận động quá sức, ngồi, nằm không đúng tư thế hay do thời tiết thay đổi thì việc điều trị là khá đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện một trong những biện pháp sau, kết hợp với việc nghỉ ngơi là

Thoái hóa khớp cổ tay ở dân văn phòng

Trong cuộc sống hiện đại, nhất là đối với dân văn phòng thì đôi tay thường phải làm nhiều việc với tần suất hoạt động cao. Đây cũng là lý do tại sao dân văn dễ mắc nhiều bệnh ở tay đặc biệt là bệnh thoái hóa khớp cổ tay gây nhiều ảnh hưởng đến công việc cũng như các hoạt động thường ngày của cuộc sống.  Bệnh thoái hóa khớp tay có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có 2 nguyên nhân chính là do tuổi tác và giới tính. Các bệnh thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp bàn tay nói riêng, tỉ lệ nữ mắc bệnh luôn cao hơn nam, do phải thường xuyên làm các công việc nội trợ như giặt giũ, nấu ăn, các công việc tay chân trong gia đình… đồng thời phụ nữ đến đỗ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh thường thiếu hụt canxi lớn hơn, vì vậy dễ bị thoái hóa khớp hơn. Bên cạnh đó có thể nói bệnh thoái hóa khớp là một bệnh liên quan mật thiết với tuổi tác, tuổi càng cao thì bệnh càng gia tăng do hiện tượng lão hóa các chức năng của cơ thể, lúc này lượng máu đến nuôi các vùng khớp nói chung và khớp tay nói r

Phòng viêm khớp nhiễm khuẩn

VIÊM KHỚP NHIỄM KHUẨN HIỆN VẪN CÒN GẶP NHIỀU NẾU KHÔNG ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN SỚM, ĐIỀU TRỊ KHÔNG TÍCH CỰC VÀ KỊP THỜI, BỆNH THƯỜNG ĐƯA ĐẾN NHỮNG HẬU QUẢ RẤT NẶNG NỀ NHƯ NHIỄM KHUẨN HUYẾT, VIÊM XƯƠNG, TRẬT KHỚP, DÍNH KHỚP … Tụ cầu: đứng hàng đầu trong các loại vi khuẩn gây viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ, điều trị gặp nhiều khó khăn vì hiện nay có ít loại thuốc kháng sinh có tác dụng đối với tụ cầu. Các loại cầu khuẩn khác: lậu cầu, liên cầu, phế cầu, não mô cầu. Ít gặp trên lâm sàng hơn so với tụ cầu. Các loại vi khuẩn khác có thể gây viêm khớp mủ nhưng ngày nay hầu như không gặp trên thực tế: trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn Coli, vi khuẩn Pleiffer, Proteus vulgaris, xoắn khuẩn giang mai... Đường vào của vi khuẩn: Phần lớn viêm khớp nhiễm khuẩn đều là thứ phát sau tổn thương ở một nơi khác, đường vào của vi khuẩn có thể là: Đường tại chỗ: Chấn thương khớp, nhất là những vết thương hở rách bao khớp, không được xử trí đúng và kịp thời. Những ổ nhiễm khuẩn ở gần khớp mà vi khuẩn the