Chuyển đến nội dung chính

Tạo hình dây chằng chéo khớp gối

Khi dây chằng chéo khớp gối bị tổn thương, khớp gối của bệnh nhân sẽ mất đi sự vững chắc theo chiều trước sau, quan hệ giữa xương đùi và xương chày bị lỏng lẻo, do đó vận động của bệnh nhân sẽ gặp khó khăn, nhất là các động tác nhanh và liên tục.


Khi dây chằng bị đứt, quan hệ động học giữa xương đùi và xương chày thay đổi, sự phân phối và truyền lực từ đùi xuống cẳng chân không bình thường, từ đó dẫn đến hai tổn thương thứ phát là rách sụn chêm và thoái hóa khớp.

Tổn thương sụn chêm thứ phát: Sụn chêm trong lúc đầu có thể còn nguyên vẹn và gắn chặt vào mâm chày. Do tổn thương dây chằng khớp gối, mâm chày bị di động ra trước và sụn chêm bị kẹt dưới lồi cầu trong xương đùi và khi gối gấp, nó bị nghiền và do đó sẽ bị rách ở sừng sau.

Tổn thương thoái hóa khớp: Do sự thay đổi về động học của khớp gối nên dẫn đến những tổn thương thoái hóa do tổn thương xương sụn ở khoang trong, khoang ngoài hoặc khớp bánh chè lồi cầu đùi.


Xử trí khi bị đứt dây chằng khớp gối


Chấn thương gối rất thường gặp, đặc biệt là trong hoạt động thể thao thường ngày. Khi chấn thương gối mà không bị gãy xương, người bệnh và các bác sĩ thăm khám ban đầu rất dễ bỏ qua và để sót các tổn thương dây chằng của khớp gối. Việc thăm khám để phát hiện các triệu chứng của đứt dây chằng chéo khớp gối ở giai đoạn này tương đối khó khăn vì phần mềm xung quanh bị chấn thương.

Khi đã có chẩn đoán xác định đứt dây chằng chéo khớp gối, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để phục hồi lại cơ năng khớp gối cho bệnh nhân và ngăn ngừa các tổn thương thứ phát như rách sụn chêm, thoái hóa khớp.

Hiện nay, phẫu thuật tạo hình dây chằng chéo trước khớp gối được thực hiện hoàn toàn qua nội soi, an toàn, kết quả cao. Đối với tạo hình dây chằng chéo khớp gối, vật liệu để tạo hình có 2 nguồn chính: Vật liệu tự thân: gân bánh chè, gân bán gân và gân cơ thon; Vật liệu đồng loại: gân Achille, gân bánh chè...

Khi dây chằng chéo trước khớp gối trước đứt, không có khả năng khâu nối lại vì hai đầu đứt rời xa nhau, các bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn gân khác để thay thế cho dây chằng đã bị đứt. Đoạn gân dùng để thay thế sẽ được cố định hai đầu vào xương đùi và xương chày tương ứng ở vị trí bám của dây chằng trước đây và sẽ đóng vai trò của dây chằng chéo trước khớp gối.

Để bảo đảm quá trình hồi phục sau phẫu thuật tạo hình dây chằng chéo khớp gối, bệnh nhân nên tuân thủ đầy đủ các bài tập phục hồi chức năng mà bác sĩ phẫu thuật hướng dẫn. Bệnh nhân cũng đặc biệt chú ý không nên vận động nhanh, mạnh quá sớm (trong 2 tháng đầu) vì có thể bị đứt lại dây chằng. Nên sử dụng một băng gối chức năng để bảo vệ trong thời gian 1-2 năm sau phẫu thuật.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đi bộ có tốt với người đau dây thần kinh tọa?

Hầu như với bất kỳ loại bệnh nào, việc vận động cho cơ thể ở cường độ vừa phải vẫn luôn được khuyến khích. Chẳng qua là tình trạng cơ thể và mức độ quyết tâm của họ tới đâu, vì rõ ràng việc đi lại thể dục thể thao là khá khó khăn đối với những bệnh nhân mắc đau dây thần kinh tọa. Trước hết, ta sẽ tìm hiểu sơ lược về chứng bệnh này, để hiểu hơn việc tại sao có câu hỏi bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không. Nguyên nhân Dây thần kinh tọa là loại dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể người, có bắt đầu từ khu vực cột sống thắt lưng, kéo dài xuống vùng hông mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân và xuống đến ngón chân. Có hai dạng nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn chứng đau này, đó đều là biến chứng từ những loại bệnh khác gây ra: Bệnh toàn thân như sốt rét, thấp tim, thương hàn… Bệnh tổn thương gây sự chèn ép như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống thắt lưng… Khi dây thần kinh tọa bị tổn thương, chúng sẽ tạo ra những cơn đau, có thể đau cục bộ tại vùng thắt lưng bị chèn ép, tiếp s

Bị bong gân đầu gối do đâu ?

Bong gân đầu gối xảy ra khi một hoặc nhiều dây chằng bị đột nhiên bị kéo giãn hoặc rách. Mức độ có thể là nhẹ, vừa phải hoặc nghiêm trọng. Bong gân đầu gối làm ảnh hưởng đến khớp đầu gối và các dây chằng. Bong gân là tình trạng dây chằng bị tác động từ bên ngoài dẫn đến giãn hoặc rách dây chằng gây ra tình trạng tổn thương làm sưng, đau vùng bong làm ảnh hưởng tới vận động. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bong gân đó là: Do ít luyện tập: Ít vận động, thiếu luyện tập có thể khiến các cơ bắp của bạn yếu đi và dễ bị chấn thương kéo dài khi chạy nhảy, vận động nặng. Do tai nạn: Đây là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng bong gân, thường xảy ra do nghề nghiệp, tập thể dục thể thao quá mức, tai nạn ngã xe…. Trường hợp này thường đến bất ngờ nên cần cẩn thận hơn trong việc đi lại vận động. Do mệt mỏi: Khi cơ bắp mệt mỏi sẽ ít có khả năng hỗ trợ tốt cho các khớp xương của bạn. Hơn nữa, bạn cũng có nhiều khả năng không chống chọi lại được với lực tác động

Nhược cơ là bệnh gì?

Nhược cơ là một căn bệnh tự miễn, nguyên nhân gây bệnh là do các tự kháng thể gây tổn thương và làm rối loạn dẫn truyền các thụ thể ACh qua Sinap thần kinh – cơ, từ đó dẫn tới tình trạng yếu mỏi các cơ vân. Bệnh thường đi cùng với các bất thường của tuyến ức. Bệnh nhược cơ còn là một bệnh rối loạn miễn dịch mãn tính, đặc trưng bởi sự yếu đi một cách nhanh chóng của của tất cả các cơ tự chủ (là các cơ điều khiển theo ý muốn) trong cơ thể. Đó là hậu quả của một tình trạng mất liên lạc giữa thần kinh và cơ. Đối với người mắc bệnh nhược cơ, mặc dù cấu trúc cơ hoàn toàn bình thường, sức khỏe ở các hệ cơ quan khác cũng bình thường không có tổn thương, nhưng người bệnh lại gần như không thể làm được việc gì dù nhỏ nhất. Có những giai đoạn điển hình, người bệnh còn không thể nhấc được tay lên, chân yếu không bước đi được mà chỉ có ngồi để thở. Các triệu chứng bệnh nhược cơ Ở giai đoạn mới khởi phát bệnh, các triệu chứng nhược cơ có thể nhẹ và thoáng qua (bệnh nhân thường chủ q