Chuyển đến nội dung chính

Thoái hóa khớp cổ tay ở dân văn phòng

Trong cuộc sống hiện đại, nhất là đối với dân văn phòng thì đôi tay thường phải làm nhiều việc với tần suất hoạt động cao. Đây cũng là lý do tại sao dân văn dễ mắc nhiều bệnh ở tay đặc biệt là bệnh thoái hóa khớp cổ tay gây nhiều ảnh hưởng đến công việc cũng như các hoạt động thường ngày của cuộc sống. 


Bệnh thoái hóa khớp tay có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có 2 nguyên nhân chính là do tuổi tác và giới tính. Các bệnh thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp bàn tay nói riêng, tỉ lệ nữ mắc bệnh luôn cao hơn nam, do phải thường xuyên làm các công việc nội trợ như giặt giũ, nấu ăn, các công việc tay chân trong gia đình… đồng thời phụ nữ đến đỗ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh thường thiếu hụt canxi lớn hơn, vì vậy dễ bị thoái hóa khớp hơn.

Bên cạnh đó có thể nói bệnh thoái hóa khớp là một bệnh liên quan mật thiết với tuổi tác, tuổi càng cao thì bệnh càng gia tăng do hiện tượng lão hóa các chức năng của cơ thể, lúc này lượng máu đến nuôi các vùng khớp nói chung và khớp tay nói riêng giảm sút một cách đáng kể khiến có các đĩa sụn thiếu chất dinh dưỡng, suy giảm chức năng, dần dần tác động tới hệ thống xương khớp, gây bệnh thoái hóa khớp.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như tai nạn lao động, gãy xương hoặc chấn động mạnh làm rạn, nứt xương hoặc mắc các bệnh như tiểu đường, gút…làm xương tay bị tổn thương, dẫn tới hiện tượng thoái hóa khớp tay. Ít vận động ở người cao tuổi cũng là một nguyên nhân gây bệnh cần được chú ý.



Việc điều trị bao gồm kháng viêm giảm đau toàn thân hay tại chỗ kèm theo các biện pháp vật lý trị liệu nâng đỡ chống biến dạng khớp. Có thể thay khớp khi bệnh quá nặng.

Riêng về bệnh lý thoái hóa khớp ngón tay, việc điều trị bao gồm thuốc, nẹp bất động khớp nếu quá đau. Tình trạng cứng khớp buổi sáng hay sau khi ngủ trưa dậy có thể cải thiện bằng việc ngâm nước nóng, xoa bóp bằng các gel có hoạt chất kháng viêm.

Để phòng ngừa và tránh những biến chứng nghiêm trọng các bệnh cơ – xương – khớp ở tay tốt nhất, khi gặp các triệu chứng đau nhức khớp, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ tư vấn.

Tránh tự ý mua thuốc giảm đau cấp tốc, bởi trong nhiều trường hợp, các bệnh về khớp có biểu hiện giống nhau nên dễ bị kết luận nhầm. Cần phải chụp X-quang để xác định rõ tình trạng bệnh hoặc phải qua phẫu thuật mới có thể trị khỏi.

Hơn nữa, bất cứ ai cũng cần có một chế độ sinh hoạt điều độ, thường xuyên tập thể thao, chế độ ăn cân bằng đầy đủ các chất… ngay từ khi chưa xuất hiện các dấu hiệu đau khớp để tránh bệnh phát triển.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đi bộ có tốt với người đau dây thần kinh tọa?

Hầu như với bất kỳ loại bệnh nào, việc vận động cho cơ thể ở cường độ vừa phải vẫn luôn được khuyến khích. Chẳng qua là tình trạng cơ thể và mức độ quyết tâm của họ tới đâu, vì rõ ràng việc đi lại thể dục thể thao là khá khó khăn đối với những bệnh nhân mắc đau dây thần kinh tọa. Trước hết, ta sẽ tìm hiểu sơ lược về chứng bệnh này, để hiểu hơn việc tại sao có câu hỏi bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không. Nguyên nhân Dây thần kinh tọa là loại dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể người, có bắt đầu từ khu vực cột sống thắt lưng, kéo dài xuống vùng hông mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân và xuống đến ngón chân. Có hai dạng nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn chứng đau này, đó đều là biến chứng từ những loại bệnh khác gây ra: Bệnh toàn thân như sốt rét, thấp tim, thương hàn… Bệnh tổn thương gây sự chèn ép như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống thắt lưng… Khi dây thần kinh tọa bị tổn thương, chúng sẽ tạo ra những cơn đau, có thể đau cục bộ tại vùng thắt lưng bị chèn ép, tiếp s

Bị bong gân đầu gối do đâu ?

Bong gân đầu gối xảy ra khi một hoặc nhiều dây chằng bị đột nhiên bị kéo giãn hoặc rách. Mức độ có thể là nhẹ, vừa phải hoặc nghiêm trọng. Bong gân đầu gối làm ảnh hưởng đến khớp đầu gối và các dây chằng. Bong gân là tình trạng dây chằng bị tác động từ bên ngoài dẫn đến giãn hoặc rách dây chằng gây ra tình trạng tổn thương làm sưng, đau vùng bong làm ảnh hưởng tới vận động. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bong gân đó là: Do ít luyện tập: Ít vận động, thiếu luyện tập có thể khiến các cơ bắp của bạn yếu đi và dễ bị chấn thương kéo dài khi chạy nhảy, vận động nặng. Do tai nạn: Đây là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng bong gân, thường xảy ra do nghề nghiệp, tập thể dục thể thao quá mức, tai nạn ngã xe…. Trường hợp này thường đến bất ngờ nên cần cẩn thận hơn trong việc đi lại vận động. Do mệt mỏi: Khi cơ bắp mệt mỏi sẽ ít có khả năng hỗ trợ tốt cho các khớp xương của bạn. Hơn nữa, bạn cũng có nhiều khả năng không chống chọi lại được với lực tác động

Nhược cơ là bệnh gì?

Nhược cơ là một căn bệnh tự miễn, nguyên nhân gây bệnh là do các tự kháng thể gây tổn thương và làm rối loạn dẫn truyền các thụ thể ACh qua Sinap thần kinh – cơ, từ đó dẫn tới tình trạng yếu mỏi các cơ vân. Bệnh thường đi cùng với các bất thường của tuyến ức. Bệnh nhược cơ còn là một bệnh rối loạn miễn dịch mãn tính, đặc trưng bởi sự yếu đi một cách nhanh chóng của của tất cả các cơ tự chủ (là các cơ điều khiển theo ý muốn) trong cơ thể. Đó là hậu quả của một tình trạng mất liên lạc giữa thần kinh và cơ. Đối với người mắc bệnh nhược cơ, mặc dù cấu trúc cơ hoàn toàn bình thường, sức khỏe ở các hệ cơ quan khác cũng bình thường không có tổn thương, nhưng người bệnh lại gần như không thể làm được việc gì dù nhỏ nhất. Có những giai đoạn điển hình, người bệnh còn không thể nhấc được tay lên, chân yếu không bước đi được mà chỉ có ngồi để thở. Các triệu chứng bệnh nhược cơ Ở giai đoạn mới khởi phát bệnh, các triệu chứng nhược cơ có thể nhẹ và thoáng qua (bệnh nhân thường chủ q