Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2017

Nhược cơ là bệnh gì?

Nhược cơ là một căn bệnh tự miễn, nguyên nhân gây bệnh là do các tự kháng thể gây tổn thương và làm rối loạn dẫn truyền các thụ thể ACh qua Sinap thần kinh – cơ, từ đó dẫn tới tình trạng yếu mỏi các cơ vân. Bệnh thường đi cùng với các bất thường của tuyến ức. Bệnh nhược cơ còn là một bệnh rối loạn miễn dịch mãn tính, đặc trưng bởi sự yếu đi một cách nhanh chóng của của tất cả các cơ tự chủ (là các cơ điều khiển theo ý muốn) trong cơ thể. Đó là hậu quả của một tình trạng mất liên lạc giữa thần kinh và cơ. Đối với người mắc bệnh nhược cơ, mặc dù cấu trúc cơ hoàn toàn bình thường, sức khỏe ở các hệ cơ quan khác cũng bình thường không có tổn thương, nhưng người bệnh lại gần như không thể làm được việc gì dù nhỏ nhất. Có những giai đoạn điển hình, người bệnh còn không thể nhấc được tay lên, chân yếu không bước đi được mà chỉ có ngồi để thở. Các triệu chứng bệnh nhược cơ Ở giai đoạn mới khởi phát bệnh, các triệu chứng nhược cơ có thể nhẹ và thoáng qua (bệnh nhân thường chủ q

Thực phẩm nào tốt cho sụn khớp

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng sức khỏe. Để giúp hệ cơ xương khớp dẻo dai và chắc khỏe, phòng ngừa các bệnh lý về thoái hóa khớp, bạn cần chú ý bổ sung 6 loại thực phẩm tốt cho sụn khớp sau Cá và dầu cá Cá chứa nhiều acid béo có lợi đối với cơ thể, đặc biệt là acid béo omega-3. Omega-3 là chất béo không hòa tan, giúp giảm thiểu Cholesterol, khi vào cơ thể sẽ biến đổi thành prostaglandinngăn chặn các phản ứng viêm.  Bên cạnh đó, cá còn chứa nhiều chất đạm, canxi và các dưỡng chất cần thiết khác giúp nuôi dưỡng xương và sụn, kích thích sản sinh chất nhờn trong khớp. Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi… và các loại dầu cá là loại thực phẩm giúp bổ sung chất nhờn cho khớp. Nước hầm từ xương và sụn động vật, hải sản Xương và sụn động vật, hải sản với lượng canxi dồi dào là nguồn thực phẩm tuyệt vời để nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe. Đặc biệt, không chỉ giàu canxi, nước hầm từ xương ống và xương sườn bò, heo hay các loại

Tìm hiểu về khớp háng nhân tạo

Từ việc sử dụng các vật liệu như hợp kim, nhựa cao cấp, vật liệu polymer, gốm… các bác sĩ chấn thương chỉnh hình đã giúp người bệnh thoát khỏi đau đớn, lấy lại chức năng chi và kéo dài tuổi thọ của khớp háng nhân tạo . Trong hơn nửa thế kỷ qua, có nhiều tiến bộ trong việc thiết kế, cấu tạo và tăng tính năng gắn kết của khớp nhân tạo, tỷ lệ thành công của phẫu thuật thay khớp ngày càng tăng cao. Thiết kế của khớp Khớp háng là khớp lồi cầu vì chỏm xương đùi (đầu trên xương đùi) chuyển động bên trong ổ cối (thuộc xương chậu). Để giống với tính chất này, một khớp háng nhân tạo phải có 3 phần: chuôi (stem) để gắn vào ống tủy xương đùi, chỏm (Head) thay thế chỏm xương đùi và Cup thay thế ổ cối của xương chậu. Mỗi phần được sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau, phù hợp với từng kích cỡ của người bệnh. Có vài thiết kế chỏm dính liền chuôi, nhưng chủ yếu chỏm và chuôi gồm hai phần riêng biệt, giúp tùy biến về độ dài cổ cho phù hợp. Các thành phần của một khớp háng nhân t

Chữa trị đau cổ bằng phương pháp vật lý trị liệu

Nhiệt có tác dụng thúc đẩy lưu lượng máu chứa oxy và chất dinh dưỡng đến cổ, giúp khu vực bị ảnh hưởng trở nên dễ chịu hơn. Trong khi đó, liệu pháp chườm lạnh giúp làm chậm lưu thông máu, giảm viêm, đau và co thắt cơ. Bạn nên chườm nóng/lạnh trong khoảng từ 10–15 phút mỗi 2–3 giờ.  Bạn không nên ngủ và để túi chườm qua đêm trên da, không chườm đá trực tiếp trên da để tránh tình trạng bỏng lạnh. Thay vào đó, bạn nên sử dụng khăn để lót trên da. Bạn cũng có thể tắm nước ấm hay ngâm mình trong nước ấm để thư giãn cơ và cảm thấy thoải mái hơn. Nắn chỉnh Việc nắn chỉnh được thực hiện bằng tay hoặc các thiết bị đặc biệt. Nhà vật lý trị liệu hoặc bác sĩ chỉnh hình sẽ giúp bạn. Trong quá trình chữa trị đau cổ bằng phương pháp vật lý trị liệu , áp lực sẽ được đặt vào các khớp. Áp lực tăng từ nhẹ đến mạnh, từ chậm đến nhanh. Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật nắn chỉnh một cách nhẹ nhàng cho bạn. Chuyển động Trong biện pháp điều trị này, nhà trị liệu sử dụng các cử động chậm đ

Chữa trị căng cơ lưng như thế nào ?

Như nhiều chứng đau cơ, khớp khác trong cơ thể, căng cơ lưng tiến triển qua từng giai đoạn từ nhẹ đến nặng, do đó để điều trị căng cơ lưng hiệu quả thì ngay sau khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh thì người bệnh cần phải lập tức nhanh chóng đến ngay các cơ sở, phòng khám chuyên khoa xương khớp để được kiểm tra, xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp nhất. Căng cơ lưng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như do vận động sai tư thế, nằm, ngồi, đứng không đúng tư thế; do làm việc nặng quá sức trong thời gian dài, do chấn thương va đập ở lưng…gây tổn thương đến hệ cơ, gân, dây chằng ở lưng, dẫn đến chứng căng cơ lưng và gây ra các cơn đau mỏi tại đây, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt cá nhân cũng như chất lượng công việc của người bệnh. Liệu pháp ‘Tân châm nhắm trúng địch’ là phương pháp châm cứu cải tiến, sử dụng kim châm ít, hiệu ứng châm cứu cao hơn sơ với châm cứu bình thường, giúp điều trị nhanh và triệt để các chứng đau mỏi lưng, không gây t

Làm sao để hạn chế teo cơ sau chấn thương ?

Nếu thời gian cố định, bất động chi bị thương càng lâu thì nguy cơ teo cơ sau chấn thương càng lớn và dấu hiệu nhận biết càng rõ ràng, có thể chân bệnh nhỏ hơn hẳn chân lành. Sau 2 tuần không vận động, hiện tượng teo cơ đã xuất hiện mà dấu hiệu nhận biết là chân bệnh nhỏ hơn chân lành. Teo cơ là hiện tượng cơ bị nhỏ đi, chất lượng sợi cơ giảm nhưng số lượng cơ không thay đổi nên teo cơ hoàn toàn có thể khắc phục được bằng vận động. Các chuyên gia khuyến cáo, khi bị chấn thương, người bệnh nên xoa bóp cho máu về cơ nhiều hơn hoặc chườm nóng, ngâm nước nóng ấm để mạch máu trong cơ giãn, giúp cơ mềm ra và vận động dễ dàng hơn. Làm sao để hạn chế teo cơ sau chấn thương ? Nếu bị chấn thương phải cố định thì người bệnh vẫn có thể thực hiện co cơ tĩnh bằng cách lên gân nhiều lần một ngày và vận động càng sớm càng tốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong thư bạn nói bị rạn xương phải cố định chân nhưng không nói rõ bằng phương pháp gì và mức độ như thế nào nên chúng t

Thuốc gì chữa viêm khớp sụn sườn ?

Bệnh viêm khớp sụn sườn có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đau kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc chữa triệu chứng viêm khớp sụn sườn . Viêm khớp sụn sườn hay viêm sụn sườn là căn bệnh do viêm các khớp nối giữa sụn xương sườn với xương ức, từ đó gây đau và căng tức ở vùng ngực. Trẻ em, thanh thiếu niên hay người lớn đều có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp sụn sườn rất cao. Tuy vậy, bệnh viêm khớp sụn sườn không quá nghiêm trọng và có thể tự giảm theo thời gian hoặc sau khi dùng thuốc điều trị. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp sụn sườn là cơn đau nhói ở vùng ngực, phía trước thành ngực, cảm giác như bị dao đâm. Một số người cũng cảm nhận thấy đau nhức hay căng tức vùng ngực.  Đau tăng mạnh khi người bệnh hít thở sâu, cử động hoặc gắng sức thực hiện động tác nào đó. Nếu đè ép lên vùng bị viêm có thể gây đau chói… Vị trí đau thường gặp là gần xương ức, ở xương sườn thứ 4,5 và 6. Bị bệnh viêm khớp sụn

Lưu ý với bệnh đau thắt lưng

Cần phân biệt các loại đau thắt lưng : Đau do thoái hóa cột sống thắt lưng thường đau chính giữa cột sống, cứng khớp vào buổi sáng, đau nhiều khi cúi hay ưỡn cột sống, ngồi hay đi lại, nằm nghỉ thì giảm. Đau do loãng xương thì đau mơ hồ các chi chịu lực như cột sống, khớp háng, xuơng đùi, xương cẳng chân, có gù vẹo cột sống, tiền căn gãy xương do té nhẹ. (gãy đầu dưới xương quay, gãy cổ xương đùi…) Đau do co thắt cơ cạnh cột sống thường hay gặp ở người trẻ ngồi lâu, sai tư thế, thường đau phần trên cánh chậu, co thắt cơ 1 bên. Đau do rối loạn khớp cùng chậu thường đau một bên, vùng từ cánh chậu trở xuống. Khớp cùng chậu là khớp nối kết giữa xương cột sống với khung chậu. Khớp cùng chậu nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể khi ta đứng thẳng, do vậy khớp rất dễ bị mòn hay phá hủy cấu trúc sụn trong khớp. Triệu chứng phổ biến của rối loạn khớp cùng chậu là đau. Đặc tính của cơn đau là vùng thắt lưng, đau vùng mông, có thể đau ở đùi hoặc đôi khi đau mơ hồ khó xác định vị trí r

Điều trị viêm gân cơ bằng thuốc gì ?

Viêm gân cơ là một bệnh khá phổ biến. Bệnh không chỉ gặp ở những người lao động nặng, vận động viên thể dục thể thao mà còn gặp ở những người ngồi văn phòng và dùng máy tính nhiều. Khi gân cơ bị viêm xuất hiện triệu chứng đau gân, cơ. Cấu trúc của gân bị tổn thương, ảnh hưởng đến chức năng vận động. Quá trình làm lành gân bị tổn thương thường lâu dài và khó hồi phục hoàn toàn. Trước tiên dùng các biện pháp không dùng thuốc như: nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ vùng gân cơ bị đau, chườm lạnh (giúp giảm quá trình viêm cấp tính). Trong một số trường hợp đau nhiều thì cần phải cố định vùng khớp đau bằng nẹp chỉnh hình, băng chun.  Đối với viêm gân mạn tính kéo dài thì lại cần chườm ấm, giúp tăng dòng máu đến và gia tăng chuyển hoá tế bào để phục hồi vùng gân cơ bị tổn thương... Viêm gân Achilles Nếu các biện pháp điều trị tại chỗ có kết quả hạn chế thì có thể dùng thêm thuốc chống viêm không steroid đường uống, có tác dụng chống viêm giảm đau. Tuy nhiên, cần chú ý rằng c

Bị bong gân đầu gối do đâu ?

Bong gân đầu gối xảy ra khi một hoặc nhiều dây chằng bị đột nhiên bị kéo giãn hoặc rách. Mức độ có thể là nhẹ, vừa phải hoặc nghiêm trọng. Bong gân đầu gối làm ảnh hưởng đến khớp đầu gối và các dây chằng. Bong gân là tình trạng dây chằng bị tác động từ bên ngoài dẫn đến giãn hoặc rách dây chằng gây ra tình trạng tổn thương làm sưng, đau vùng bong làm ảnh hưởng tới vận động. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bong gân đó là: Do ít luyện tập: Ít vận động, thiếu luyện tập có thể khiến các cơ bắp của bạn yếu đi và dễ bị chấn thương kéo dài khi chạy nhảy, vận động nặng. Do tai nạn: Đây là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng bong gân, thường xảy ra do nghề nghiệp, tập thể dục thể thao quá mức, tai nạn ngã xe…. Trường hợp này thường đến bất ngờ nên cần cẩn thận hơn trong việc đi lại vận động. Do mệt mỏi: Khi cơ bắp mệt mỏi sẽ ít có khả năng hỗ trợ tốt cho các khớp xương của bạn. Hơn nữa, bạn cũng có nhiều khả năng không chống chọi lại được với lực tác động