Chuyển đến nội dung chính

Chăm sóc sau phẫu thuật gãy xương đòn ra sao?

Phẫu thuật gãy xương đòn thực chất không phải là trường hợp khó, thời gian phẫu thuật diễn ra trung bình chỉ trong khoảng 1 giờ và thời gian hồi phục nhanh hơn các vị trí xương khác. Tuy nhiên, chăm sóc sau phẫu thuật gãy xương đòn cũng có thể để lại biến chứng nguy hiểm như bung nẹp, di lệch xương


Vì vậy, người bệnh cần nằm lòng một số vấn đề quan trọng chuẩn bị cho một cuộc phẫu thuật thành công như:


Chọn bác sĩ giỏi và có nhiều kinh nghiệm

Một trong những vấn đề người gãy xương đòn cần quan tâm là lựa chọn bệnh viện uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại để đảm bảo cho cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ nhất.

Xin ý kiến tư vấn của bác sĩ về phương pháp phẫu thuật phù hợp

Nếu bạn đang băn khoăn không biết phương pháp nào có thể đem lại hiệu quả tốt nhất cho một ca phẫu thuật gãy xương đòn, hãy xin ý kiến của bác sĩ. Sau khi kiểm tra, tùy vào mức độ gãy xương và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất đem lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.

Lưu ý cách chăm sóc hậu phẫu tốt

Trong tuần đầu chườm đá cho khớp vai 3 lần trong ngày mỗi lần 15 phút giúp giảm đau, sưng nề và nhiễm trùng.

Không nâng tay bị gãy xương đòn quá 70 độ theo mọi hướng trong vòng 4 tuần sau chấn thương.
Không nâng vật nặng quá 3 kg bên tay bị gãy trong vòng 6 tuần sau gãy xương.



Giữ nẹp xương đòn trong vòng 3-4 tuần sau chấn thương giúp lành xương.

Trong khi mang đai cần chú ý giữ cho xương và cơ thẳng nhằm tạo sự cân bằng tránh di lệch thứ phát, chú ý tư thế vai, không nhún vai, không thả lỏng vai hay xoay tròn vai khi mang nẹp.

Tái khám theo hẹn để kiểm tra theo dõi sự lành xương.

Dinh dưỡng đúng cách sau phẫu thuật

Người bệnh nên uống nhiều nước, cung cấp nhiều chất có nhiều vitamin và nhất là giàu protid và calci. Ăn ngay khi người bệnh tỉnh. Người bệnh nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, nên cung cấp nhiều thức ăn có calci như nghêu, sò, cua,... Ngoài ra, người bệnh nên vận động, uống nhiều nước tránh nguy cơ tạo sỏi. Đối với người già thì nên cho uống sữa vì khả năng hấp thu calci kém.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phòng viêm khớp nhiễm khuẩn

VIÊM KHỚP NHIỄM KHUẨN HIỆN VẪN CÒN GẶP NHIỀU NẾU KHÔNG ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN SỚM, ĐIỀU TRỊ KHÔNG TÍCH CỰC VÀ KỊP THỜI, BỆNH THƯỜNG ĐƯA ĐẾN NHỮNG HẬU QUẢ RẤT NẶNG NỀ NHƯ NHIỄM KHUẨN HUYẾT, VIÊM XƯƠNG, TRẬT KHỚP, DÍNH KHỚP … Tụ cầu: đứng hàng đầu trong các loại vi khuẩn gây viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ, điều trị gặp nhiều khó khăn vì hiện nay có ít loại thuốc kháng sinh có tác dụng đối với tụ cầu. Các loại cầu khuẩn khác: lậu cầu, liên cầu, phế cầu, não mô cầu. Ít gặp trên lâm sàng hơn so với tụ cầu. Các loại vi khuẩn khác có thể gây viêm khớp mủ nhưng ngày nay hầu như không gặp trên thực tế: trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn Coli, vi khuẩn Pleiffer, Proteus vulgaris, xoắn khuẩn giang mai... Đường vào của vi khuẩn: Phần lớn viêm khớp nhiễm khuẩn đều là thứ phát sau tổn thương ở một nơi khác, đường vào của vi khuẩn có thể là: Đường tại chỗ: Chấn thương khớp, nhất là những vết thương hở rách bao khớp, không được xử trí đúng và kịp thời. Những ổ nhiễm khuẩn ở gần khớp mà vi khuẩn the

Đi bộ có tốt với người đau dây thần kinh tọa?

Hầu như với bất kỳ loại bệnh nào, việc vận động cho cơ thể ở cường độ vừa phải vẫn luôn được khuyến khích. Chẳng qua là tình trạng cơ thể và mức độ quyết tâm của họ tới đâu, vì rõ ràng việc đi lại thể dục thể thao là khá khó khăn đối với những bệnh nhân mắc đau dây thần kinh tọa. Trước hết, ta sẽ tìm hiểu sơ lược về chứng bệnh này, để hiểu hơn việc tại sao có câu hỏi bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không. Nguyên nhân Dây thần kinh tọa là loại dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể người, có bắt đầu từ khu vực cột sống thắt lưng, kéo dài xuống vùng hông mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân và xuống đến ngón chân. Có hai dạng nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn chứng đau này, đó đều là biến chứng từ những loại bệnh khác gây ra: Bệnh toàn thân như sốt rét, thấp tim, thương hàn… Bệnh tổn thương gây sự chèn ép như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống thắt lưng… Khi dây thần kinh tọa bị tổn thương, chúng sẽ tạo ra những cơn đau, có thể đau cục bộ tại vùng thắt lưng bị chèn ép, tiếp s

Bị bong gân đầu gối do đâu ?

Bong gân đầu gối xảy ra khi một hoặc nhiều dây chằng bị đột nhiên bị kéo giãn hoặc rách. Mức độ có thể là nhẹ, vừa phải hoặc nghiêm trọng. Bong gân đầu gối làm ảnh hưởng đến khớp đầu gối và các dây chằng. Bong gân là tình trạng dây chằng bị tác động từ bên ngoài dẫn đến giãn hoặc rách dây chằng gây ra tình trạng tổn thương làm sưng, đau vùng bong làm ảnh hưởng tới vận động. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bong gân đó là: Do ít luyện tập: Ít vận động, thiếu luyện tập có thể khiến các cơ bắp của bạn yếu đi và dễ bị chấn thương kéo dài khi chạy nhảy, vận động nặng. Do tai nạn: Đây là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng bong gân, thường xảy ra do nghề nghiệp, tập thể dục thể thao quá mức, tai nạn ngã xe…. Trường hợp này thường đến bất ngờ nên cần cẩn thận hơn trong việc đi lại vận động. Do mệt mỏi: Khi cơ bắp mệt mỏi sẽ ít có khả năng hỗ trợ tốt cho các khớp xương của bạn. Hơn nữa, bạn cũng có nhiều khả năng không chống chọi lại được với lực tác động