Chuyển đến nội dung chính

Gai gót chân nên làm gì?

Bệnh gai gót chân do ở xương gót chân có hiện tượng bù đắp canxi dần dần tại những nơi có vi chấn thương trên xương gót (do áp lực của việc di chuyển, đi lại, mang vác, tì đè cơ thể...). Bệnh gai gót chân hay gặp ở người thừa cân, béo phì, tuổi trung niên, vận động viên điền kinh, người có tật bẩm sinh ở chân.


Để phòng bệnh cần khởi động kỹ khớp cổ chân và căng cơ chân trước khi lao động hay chơi thể thao. Sau đó thư giãn, thả lỏng chân, gác chân cao, mát-xa gan chân. Nếu cần tập chạy hay đi bộ, tốt nhất là thực hiện cuộc chạy hay đi bộ nhiều lần trong một tuần với quãng đường ngắn hơn là chạy một lần với quãng đường dài, gắng sức. Cần bác sĩ chuyên khoa về kế hoạch luyện tập thích hợp với bản thân nhằm giúp cơ thể có thời gian dần thích ứng. Đối với những người béo phì cần giảm béo bằng chế độ ăn cũng như vận động thích hợp.

Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa:


Dù ở giai đoạn nào thì điều quan trọng là phải đi giày mềm vừa chân. Có thể lót một lớp đệm dày, đàn hồi như cao su vào đế giầy. Giảm các hoạt động vận động liên quan đến đi lại nhiều, khiêng vác vật nặng. Nghỉ ngơi, thư giãn chân bằng cách gác chân cao, tránh đi lại. Thực hiện theo nguyên tắc nghỉ ngơi, chườm đá tại chỗ, và băng chun gan bàn chân để hỗ trợ chân, gác chân lên cao khi nghỉ.



Có thể thực hiện các bài tập mát-xa gan bàn chân, các biện pháp vật lý trị liệu như siêu âm, sóng ngắn, hồng ngoại chiếu tại chỗ. Trường hợp đau nhiều có thể dùng thuốc chống viêm giảm đau không steroid như aspirin, diclofenac, meloxicam, piroxicam..., đơn thuần hay kết hợp với thuốc giảm đau nhóm paracetamon. Tiêm corticoid tại chỗ gan bàn chân cũng là một biện pháp giảm đau tại chỗ khá hiệu quả, thường chỉ định khi các biện pháp trên không có tác dụng. Tuy nhiên cần lưu ý chỉ tiêm khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa xương khớp.

Trường hợp đau gót chân dai dẳng, các biện pháp nội khoa không có hiệu quả có thể xét phẫu thuật cắt bỏ gai xương gót. Tuy nhiên như đã nói ở trên, đau trong bệnh gai xương gót không đơn thuần chỉ do yếu tố cơ học (gai xương) mà còn có yếu tố viêm tại chỗ, quanh các gân vùng gan chân. Vì vậy phẫu thuật cắt gai cần cân nhắc hết sức thận trọng và ít khi cần được chỉ định. Những người thường xuyên đau gót chân cần đến khám tại các cơ sở chuyên khoa xương khớp để được tư vấn, phát hiện các bất thường về cấu tạo chân, bàn chân từ đó có các biện pháp chỉnh hình hay phẫu thuật thích hợp.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phòng viêm khớp nhiễm khuẩn

VIÊM KHỚP NHIỄM KHUẨN HIỆN VẪN CÒN GẶP NHIỀU NẾU KHÔNG ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN SỚM, ĐIỀU TRỊ KHÔNG TÍCH CỰC VÀ KỊP THỜI, BỆNH THƯỜNG ĐƯA ĐẾN NHỮNG HẬU QUẢ RẤT NẶNG NỀ NHƯ NHIỄM KHUẨN HUYẾT, VIÊM XƯƠNG, TRẬT KHỚP, DÍNH KHỚP … Tụ cầu: đứng hàng đầu trong các loại vi khuẩn gây viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ, điều trị gặp nhiều khó khăn vì hiện nay có ít loại thuốc kháng sinh có tác dụng đối với tụ cầu. Các loại cầu khuẩn khác: lậu cầu, liên cầu, phế cầu, não mô cầu. Ít gặp trên lâm sàng hơn so với tụ cầu. Các loại vi khuẩn khác có thể gây viêm khớp mủ nhưng ngày nay hầu như không gặp trên thực tế: trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn Coli, vi khuẩn Pleiffer, Proteus vulgaris, xoắn khuẩn giang mai... Đường vào của vi khuẩn: Phần lớn viêm khớp nhiễm khuẩn đều là thứ phát sau tổn thương ở một nơi khác, đường vào của vi khuẩn có thể là: Đường tại chỗ: Chấn thương khớp, nhất là những vết thương hở rách bao khớp, không được xử trí đúng và kịp thời. Những ổ nhiễm khuẩn ở gần khớp mà vi khuẩn the

Đi bộ có tốt với người đau dây thần kinh tọa?

Hầu như với bất kỳ loại bệnh nào, việc vận động cho cơ thể ở cường độ vừa phải vẫn luôn được khuyến khích. Chẳng qua là tình trạng cơ thể và mức độ quyết tâm của họ tới đâu, vì rõ ràng việc đi lại thể dục thể thao là khá khó khăn đối với những bệnh nhân mắc đau dây thần kinh tọa. Trước hết, ta sẽ tìm hiểu sơ lược về chứng bệnh này, để hiểu hơn việc tại sao có câu hỏi bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không. Nguyên nhân Dây thần kinh tọa là loại dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể người, có bắt đầu từ khu vực cột sống thắt lưng, kéo dài xuống vùng hông mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân và xuống đến ngón chân. Có hai dạng nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn chứng đau này, đó đều là biến chứng từ những loại bệnh khác gây ra: Bệnh toàn thân như sốt rét, thấp tim, thương hàn… Bệnh tổn thương gây sự chèn ép như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống thắt lưng… Khi dây thần kinh tọa bị tổn thương, chúng sẽ tạo ra những cơn đau, có thể đau cục bộ tại vùng thắt lưng bị chèn ép, tiếp s

Bị bong gân đầu gối do đâu ?

Bong gân đầu gối xảy ra khi một hoặc nhiều dây chằng bị đột nhiên bị kéo giãn hoặc rách. Mức độ có thể là nhẹ, vừa phải hoặc nghiêm trọng. Bong gân đầu gối làm ảnh hưởng đến khớp đầu gối và các dây chằng. Bong gân là tình trạng dây chằng bị tác động từ bên ngoài dẫn đến giãn hoặc rách dây chằng gây ra tình trạng tổn thương làm sưng, đau vùng bong làm ảnh hưởng tới vận động. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bong gân đó là: Do ít luyện tập: Ít vận động, thiếu luyện tập có thể khiến các cơ bắp của bạn yếu đi và dễ bị chấn thương kéo dài khi chạy nhảy, vận động nặng. Do tai nạn: Đây là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng bong gân, thường xảy ra do nghề nghiệp, tập thể dục thể thao quá mức, tai nạn ngã xe…. Trường hợp này thường đến bất ngờ nên cần cẩn thận hơn trong việc đi lại vận động. Do mệt mỏi: Khi cơ bắp mệt mỏi sẽ ít có khả năng hỗ trợ tốt cho các khớp xương của bạn. Hơn nữa, bạn cũng có nhiều khả năng không chống chọi lại được với lực tác động