Chuyển đến nội dung chính

Tìm hiểu về khớp háng nhân tạo

Từ việc sử dụng các vật liệu như hợp kim, nhựa cao cấp, vật liệu polymer, gốm… các bác sĩ chấn thương chỉnh hình đã giúp người bệnh thoát khỏi đau đớn, lấy lại chức năng chi và kéo dài tuổi thọ của khớp háng nhân tạo.

Trong hơn nửa thế kỷ qua, có nhiều tiến bộ trong việc thiết kế, cấu tạo và tăng tính năng gắn kết của khớp nhân tạo, tỷ lệ thành công của phẫu thuật thay khớp ngày càng tăng cao.

Thiết kế của khớp
Khớp háng là khớp lồi cầu vì chỏm xương đùi (đầu trên xương đùi) chuyển động bên trong ổ cối (thuộc xương chậu).

Để giống với tính chất này, một khớp háng nhân tạo phải có 3 phần: chuôi (stem) để gắn vào ống tủy xương đùi, chỏm (Head) thay thế chỏm xương đùi và Cup thay thế ổ cối của xương chậu. Mỗi phần được sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau, phù hợp với từng kích cỡ của người bệnh.

Có vài thiết kế chỏm dính liền chuôi, nhưng chủ yếu chỏm và chuôi gồm hai phần riêng biệt, giúp tùy biến về độ dài cổ cho phù hợp.

Các thành phần của một khớp háng nhân tạo

Hiện nay có nhiều hãng sản xuất khớp háng nhân tạo. Sử dụng thương hiệu nào phụ thuộc các yếu tố như nhu cầu người bệnh (tuổi, chất lượng xương, cân nặng, mức độ hoạt động và tình trạng sức khỏe), kinh nghiệm và thói quen sử dụng loại thiết bị của phẫu thuật viên, giá thành của khớp… Đây là những vấn đề mà người bệnh cần thảo luận cùng bác sĩ trước khi quyết định phẫu thuật thay khớp.

Cấu trúc của khớp

Nhiều người ghi nhớ ông John Charnley, một phẫu thuật viên chỉnh hình người Anh, người đầu tiên thực hiện thay khớp háng toàn phần với loại khớp có sự kết hợp giữa chuôi và chỏm bằng kim loại và Cup bằng nhựa, sử dụng xi măng giữ các thành phần của khớp.
Ngày nay phần chuôi được làm bằng hợp kim titan hoặc cobalt/crom, có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau. Bề mặt chuôi nhẵn nếu khớp có xi măng, thô ráp nếu khớp không xi măng.

Chỏm được làm bằng cobalt/crom hoặc chất liệu gốm (oxid nhôm), bề mặt chỏm được đánh bóng giúp giảm tối đa lực ma sát, hạn chế mài mòn khi chỏm chuyển động trong Cup.
Cup gắn vào ổ cối được làm bằng kim loại. Lót mặt trong Cup là hợp chất cao phân tử polyethylene hoặc gốm.

Tổng trọng lượng của khớp nặng từ 14-18 ouns (400-510 gram) tùy thuộc kích cỡ của từng loại.

Các vật liệu tham gia cấu tạo nên khớp háng có 4 đặc điểm chung:
- Tương thích sinh học: có thể tồn tại trong cơ thể mà không gây ra bất kỳ một phản ứng toàn thân nào với cơ thể.
- Có khả năng chống mài mòn và suy thoái, vì vậy khớp nhân tạp có độ bền theo thời gian. Tính chất chống mài mòn đặc biệt quan trọng trong việc duy trì chức năng của khớp cũng như ngăn ngừa sự phá hủy của xương do các mảnh vỡ từ sự mài mòn của khớp nhân tạo gây ra.
- Chịu được những tác động cơ học do quá trình hoạt động của con người gây ra như lực tải trọng, lực nén, lực vặn xoắn.

Tìm hiểu về khớp háng nhân tạo
Tìm hiểu về khớp háng nhân tạo


- Đáp ứng được với các tiêu chuẩn cao nhất trong quá trình chế tạo và kiểm soát chất lượng, với chi phí hợp lý.

Khớp háng toàn phần có xi măng

Trong hơn 40 năm qua, khớp có xi măng đã có nhiều cải tiến cả về vật liệu lẫn kỹ thuật nhằm gia tăng khả năng cố định khớp vào xương đùi và ổ cối. Ngày nay, xi măng xương thường được sử dụng là một polymer acrylic được gọi là polymethylmethacrylate (PMMA).

Bệnh nhân sau thay khớp háng có xi măng có thể vận động sớm, đi lại có tỳ toàn bộ trọng lượng cơ thể ngay sau mổ, vì vậy khả năng phục hồi nhanh hơn. Mặc dù được ghi nhận là thành công nhưng khớp háng có xi măng không phải là lý tưởng cho tất cả mọi bệnh nhân.

Sự gắn kết của xi măng dựa trên sự ổn định trên bề mặt giữa kim loại và xi măng, xi măng và xương. Chuôi khớp ngày nay được làm bằng loại hợp kim ít có khả năng gãy, chủ yếu khớp hỏng do lỏng chuôi. Lỏng chuôi được cho là hậu quả của hai quá trình hoạt động cơ học và sinh học:

Vỡ xi măng sau một quá trình vận động được xem là nguyên nhân chính (cơ học) gây nên tình trạng lỏng chuôi. Tình trạng này dễ xẩy ra hơn đối với bệnh nhân có mức hoạt động lớn hơn hoặc bệnh nhân có cân nặng lớn. Các mảnh vở nhỏ do quá trình mài mòn giữa nhựa (lót trong Cup) và kim loại (từ chỏm), và các mảnh vỡ nhỏ của xi măng gây ra một phản ứng sinh học tại xương, làm tiêu xương xung quanh chuôi, Cup, là nguyên nhân thứ hai gây lỏng khớp (nguyên nhân sinh học).

Các mảnh vỡ nhỏ được hấp thụ bởi các tế bào (đại thực bào) xung quanh khớp nhân tạo, tạo ra một phản ứng viêm của cơ thể để cố gắng loại bỏ chúng. Phản ứng viêm này đồng thời loại bỏ luôn cả một phần xương xung quanh khớp nhân tạo, tạo nên hiện tượng tiêu xương, làm cho xương suy yếu và mất ổn định. Tiêu xương có thể xẩy ra xung quanh chuôi và Cup.

Mặc dù có những cơ chế thất bại được công nhận. Mối quan hệ giữa xi măng và xương nói chung là rất bền và đáng tin cậy. Thay khớp háng toàn phần có xi măng được khuyên dùng cho bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân trẻ hơn nhưng có tình trạng sức khỏe hoặc chất lượng xương kém. Những bệnh nhân này đều có tình trạng hoạt động không lớn, ít gây lực nén lên khớp.

Khớp háng toàn phần không xi măng

Trong những năm 1980, kiểu dáng khớp mới đã được giới thiệu, là loại khớp gắn trực tiếp vào xương mà không cần xi măng. Nói chung, loại khớp này được thiết kế có kích thước lớn hơn và dài hơn so với khớp có xi măng. Khớp không xi măng đặc biệt chú trọng đến khả năng “mọc” xương vào bề mặt khớp nhân tạo (bone ingrowth) để tạo sự gắn kết giữa xương và khớp. 

Chính vì vậy, cấu trúc bề mặt của khớp không nhẵn mịn như khớp có xi măng mà thô ráp, có nhiều hốc nhỏ. Để kích thích tạo sự mọc xương vào bề mặt khớp, các nhà sản xuất còn cho phủ lên bề mặt khớp nhân tạo những hợp chất có khả năng kích thích sự mọc xương, gọi là chất HA (Hydroxiapatite).

Để xương phát triển vào bề mặt khớp nhân tạo, bệnh nhân sau thay khớp háng loại này không đi lại có tỳ trọng lượng ngay sau mổ như loại khớp có xi măng mà phải dùng nạng trợ đỡ trong thời gian đầu.

Ban đầu người ta hy vọng rằng, khớp không xi măng sẽ loại trừ được các nhược điểm của khớp có xi măng như lỏng khớp do tiêu xương, vỡ xi măng. Mặc dù thiết kế khớp không xi măng được đánh giá là có khả năng mang lại kết quả tuyệt vời và lâu dài, tuy nhiên lỏng khớp vẫn xẩy ra khi sự mọc xương ăn vào bề mặt khớp không đạt được.

Cũng như khớp có xi măng, khớp không xi măng cũng có phản ứng sinh học dẫn đến tiêu xương khi hiện tượng bào mòn của khớp xẩy ra. 

Chính vì vậy, nghiên cứu chất liệu để hạn chế tối đa sự bào mòn khớp đang là hướng đi hiện tại và tương lai của các nhà sản xuất khớp.Khớp không xi măng được chỉ định cho bệnh nhân trẻ hơn, mức độ hoạt động cao, chất lượng xương còn tốt.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đi bộ có tốt với người đau dây thần kinh tọa?

Hầu như với bất kỳ loại bệnh nào, việc vận động cho cơ thể ở cường độ vừa phải vẫn luôn được khuyến khích. Chẳng qua là tình trạng cơ thể và mức độ quyết tâm của họ tới đâu, vì rõ ràng việc đi lại thể dục thể thao là khá khó khăn đối với những bệnh nhân mắc đau dây thần kinh tọa. Trước hết, ta sẽ tìm hiểu sơ lược về chứng bệnh này, để hiểu hơn việc tại sao có câu hỏi bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không. Nguyên nhân Dây thần kinh tọa là loại dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể người, có bắt đầu từ khu vực cột sống thắt lưng, kéo dài xuống vùng hông mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân và xuống đến ngón chân. Có hai dạng nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn chứng đau này, đó đều là biến chứng từ những loại bệnh khác gây ra: Bệnh toàn thân như sốt rét, thấp tim, thương hàn… Bệnh tổn thương gây sự chèn ép như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống thắt lưng… Khi dây thần kinh tọa bị tổn thương, chúng sẽ tạo ra những cơn đau, có thể đau cục bộ tại vùng thắt lưng bị chèn ép, tiếp s

Bị bong gân đầu gối do đâu ?

Bong gân đầu gối xảy ra khi một hoặc nhiều dây chằng bị đột nhiên bị kéo giãn hoặc rách. Mức độ có thể là nhẹ, vừa phải hoặc nghiêm trọng. Bong gân đầu gối làm ảnh hưởng đến khớp đầu gối và các dây chằng. Bong gân là tình trạng dây chằng bị tác động từ bên ngoài dẫn đến giãn hoặc rách dây chằng gây ra tình trạng tổn thương làm sưng, đau vùng bong làm ảnh hưởng tới vận động. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bong gân đó là: Do ít luyện tập: Ít vận động, thiếu luyện tập có thể khiến các cơ bắp của bạn yếu đi và dễ bị chấn thương kéo dài khi chạy nhảy, vận động nặng. Do tai nạn: Đây là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng bong gân, thường xảy ra do nghề nghiệp, tập thể dục thể thao quá mức, tai nạn ngã xe…. Trường hợp này thường đến bất ngờ nên cần cẩn thận hơn trong việc đi lại vận động. Do mệt mỏi: Khi cơ bắp mệt mỏi sẽ ít có khả năng hỗ trợ tốt cho các khớp xương của bạn. Hơn nữa, bạn cũng có nhiều khả năng không chống chọi lại được với lực tác động

Nhược cơ là bệnh gì?

Nhược cơ là một căn bệnh tự miễn, nguyên nhân gây bệnh là do các tự kháng thể gây tổn thương và làm rối loạn dẫn truyền các thụ thể ACh qua Sinap thần kinh – cơ, từ đó dẫn tới tình trạng yếu mỏi các cơ vân. Bệnh thường đi cùng với các bất thường của tuyến ức. Bệnh nhược cơ còn là một bệnh rối loạn miễn dịch mãn tính, đặc trưng bởi sự yếu đi một cách nhanh chóng của của tất cả các cơ tự chủ (là các cơ điều khiển theo ý muốn) trong cơ thể. Đó là hậu quả của một tình trạng mất liên lạc giữa thần kinh và cơ. Đối với người mắc bệnh nhược cơ, mặc dù cấu trúc cơ hoàn toàn bình thường, sức khỏe ở các hệ cơ quan khác cũng bình thường không có tổn thương, nhưng người bệnh lại gần như không thể làm được việc gì dù nhỏ nhất. Có những giai đoạn điển hình, người bệnh còn không thể nhấc được tay lên, chân yếu không bước đi được mà chỉ có ngồi để thở. Các triệu chứng bệnh nhược cơ Ở giai đoạn mới khởi phát bệnh, các triệu chứng nhược cơ có thể nhẹ và thoáng qua (bệnh nhân thường chủ q