Chuyển đến nội dung chính

Nhược cơ là bệnh gì?

Nhược cơ là một căn bệnh tự miễn, nguyên nhân gây bệnh là do các tự kháng thể gây tổn thương và làm rối loạn dẫn truyền các thụ thể ACh qua Sinap thần kinh – cơ, từ đó dẫn tới tình trạng yếu mỏi các cơ vân. Bệnh thường đi cùng với các bất thường của tuyến ức.

Bệnh nhược cơ còn là một bệnh rối loạn miễn dịch mãn tính, đặc trưng bởi sự yếu đi một cách nhanh chóng của của tất cả các cơ tự chủ (là các cơ điều khiển theo ý muốn) trong cơ thể. Đó là hậu quả của một tình trạng mất liên lạc giữa thần kinh và cơ.

Đối với người mắc bệnh nhược cơ, mặc dù cấu trúc cơ hoàn toàn bình thường, sức khỏe ở các hệ cơ quan khác cũng bình thường không có tổn thương, nhưng người bệnh lại gần như không thể làm được việc gì dù nhỏ nhất. Có những giai đoạn điển hình, người bệnh còn không thể nhấc được tay lên, chân yếu không bước đi được mà chỉ có ngồi để thở.

Các triệu chứng bệnh nhược cơ

Ở giai đoạn mới khởi phát bệnh, các triệu chứng nhược cơ có thể nhẹ và thoáng qua (bệnh nhân thường chủ quan ở giai đoạn này). Theo thời gian, các triệu chứng khởi đầu trở nên xấu hơn và nặng hơn, xuất hiện thường xuyên hơn và những triệu chứng mới băt đầu khởi phát.

Sự yếu và mệt cơ: Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh, mức độ nặng – nhẹ của các triệu chứng thay đổi từng ngày hoặc có thể ngay trong ngày. Sự yêu cơ thường nặng hơn khi người bệnh hoạt động, sốt, stress, nhiễm trùng và có thể tốt hơn khi nghỉ ngơi hay ngủ

Cơ mi và cơ ngoài mắt: 50% bệnh nhân bị ảnh hưởng tới cơ mi và cơ ngoài mắt khi khởi phát nhược cơ, tuy nhiên cần phân biệt sụp mí mắt do nhược cơ và sụp mí bẩm sinh. Các triệu chứng thường thấy gồm có sụp mí mắt và nhìn đôi (song thị). Tuy nhiên, nhìn đôi có thể do nhiều nguyên nhân khác gây nên, chẳng hạn như tổn thương thần kinh sọ vận động mắt khác.

Nhược cơ là bệnh gì?
Nhược cơ là bệnh gì?


Yếu cơ mặt: Bệnh nhân có biểu lộ khuôn mặt giống như cằn nhằn khi cố gắng cười, cảm thấy yếu và mỏi khi nhai, chảy nước dãi

Nói giọng mũi hay nói khó: Người mắc bệnh nhược cơ do yếu khẩu cái nên nói giọng mũi, nói kiểu “ủy mị”, giọng nói “ướt” do yếu lưỡi

Khó nuốt: Đây là hậu quả của việc yếu khẩu cái, lưỡi hay thanh quản
Tổn thương các cơ ở chi và thân: Người bệnh không đứng và ngồi được lâu do các cơ ở vai, cánh tay, ở vùng lưng và cơ gáy bị nhược

Cơ hô hấp: Khó thở, khó thở khi nằm hay thở nhanh, suy hô hấp

Nói chung, người mắc bệnh nhược cơ sẽ có các triệu chứng biểu hiện đặc trưng gồm: sụp mi, nhìn song thị, khó nhai và khó nuốt, khó thở, yếu chi hoặc phối hợp các triệu chứng này. Bệnh nhân có thể bị yếu cơ một nhóm cơ hoặc toàn bộ các cơ trong cơ thể, đặc biệt các cơ vận nhãn. 

Các triệu chứng nhược cơ này thường thay đổi về cường độ trong ngày và sự biến đổi này có xu hướng tái phát nhưng sẽ thuyên giảm trong vài tuần. Các rối loạn của bệnh diễn biến chậm và có thể gây tử vong do biến chứng viêm phổi.

Mức độ nguy hiểm của nhược cơ

Nhược cơ chỉ chiếm 50/100.000 dân số, nhưng bệnh nhân thường nhập viện trễ, khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng, dẫn đến những biến chứng như khó thở, suy hô hấp và tử vong nhanh chóng.

Nhược cơ thường tiến triển theo từng giai đoạn khác nhau, gây yếu từng cơ một rồi “xâm chiếmi” toàn bộ các cơ. Bệnh gây những ảnh hưởng lớn tới đời sống hằng ngày cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Nếu yếu cơ mặt, bệnh nhân không thể biểu hiện cảm xúc, sụp mi gây mất thẩm mỹ, nhìn mờ, nhìn hình ảnh đôi giống bị lé. 

Cơ vùng hầu họng yếu sẽ gây khó nuốt, khó nói, nhiều đàm nhớt, thở khò khè. Cơ ở tứ chi yếu khiến bệnh nhân đi đứng không vững, thay đổi tư thế từ ngồi thành đứng khó khăn, tay chân khó nhúc nhích. Đặc biệt, nếu để xảy ra biến chứng liên quan đến hô hấp bệnh nhân sẽ bị khó thở, liệt cơ hô hấp, suy hô hấp dẫn tới tử vong nếu không nhập viện kịp thời.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đi bộ có tốt với người đau dây thần kinh tọa?

Hầu như với bất kỳ loại bệnh nào, việc vận động cho cơ thể ở cường độ vừa phải vẫn luôn được khuyến khích. Chẳng qua là tình trạng cơ thể và mức độ quyết tâm của họ tới đâu, vì rõ ràng việc đi lại thể dục thể thao là khá khó khăn đối với những bệnh nhân mắc đau dây thần kinh tọa. Trước hết, ta sẽ tìm hiểu sơ lược về chứng bệnh này, để hiểu hơn việc tại sao có câu hỏi bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không. Nguyên nhân Dây thần kinh tọa là loại dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể người, có bắt đầu từ khu vực cột sống thắt lưng, kéo dài xuống vùng hông mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân và xuống đến ngón chân. Có hai dạng nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn chứng đau này, đó đều là biến chứng từ những loại bệnh khác gây ra: Bệnh toàn thân như sốt rét, thấp tim, thương hàn… Bệnh tổn thương gây sự chèn ép như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống thắt lưng… Khi dây thần kinh tọa bị tổn thương, chúng sẽ tạo ra những cơn đau, có thể đau cục bộ tại vùng thắt lưng bị chèn ép, tiếp s

Bị bong gân đầu gối do đâu ?

Bong gân đầu gối xảy ra khi một hoặc nhiều dây chằng bị đột nhiên bị kéo giãn hoặc rách. Mức độ có thể là nhẹ, vừa phải hoặc nghiêm trọng. Bong gân đầu gối làm ảnh hưởng đến khớp đầu gối và các dây chằng. Bong gân là tình trạng dây chằng bị tác động từ bên ngoài dẫn đến giãn hoặc rách dây chằng gây ra tình trạng tổn thương làm sưng, đau vùng bong làm ảnh hưởng tới vận động. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bong gân đó là: Do ít luyện tập: Ít vận động, thiếu luyện tập có thể khiến các cơ bắp của bạn yếu đi và dễ bị chấn thương kéo dài khi chạy nhảy, vận động nặng. Do tai nạn: Đây là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng bong gân, thường xảy ra do nghề nghiệp, tập thể dục thể thao quá mức, tai nạn ngã xe…. Trường hợp này thường đến bất ngờ nên cần cẩn thận hơn trong việc đi lại vận động. Do mệt mỏi: Khi cơ bắp mệt mỏi sẽ ít có khả năng hỗ trợ tốt cho các khớp xương của bạn. Hơn nữa, bạn cũng có nhiều khả năng không chống chọi lại được với lực tác động

Thực phẩm nào tốt cho sụn khớp

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng sức khỏe. Để giúp hệ cơ xương khớp dẻo dai và chắc khỏe, phòng ngừa các bệnh lý về thoái hóa khớp, bạn cần chú ý bổ sung 6 loại thực phẩm tốt cho sụn khớp sau Cá và dầu cá Cá chứa nhiều acid béo có lợi đối với cơ thể, đặc biệt là acid béo omega-3. Omega-3 là chất béo không hòa tan, giúp giảm thiểu Cholesterol, khi vào cơ thể sẽ biến đổi thành prostaglandinngăn chặn các phản ứng viêm.  Bên cạnh đó, cá còn chứa nhiều chất đạm, canxi và các dưỡng chất cần thiết khác giúp nuôi dưỡng xương và sụn, kích thích sản sinh chất nhờn trong khớp. Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi… và các loại dầu cá là loại thực phẩm giúp bổ sung chất nhờn cho khớp. Nước hầm từ xương và sụn động vật, hải sản Xương và sụn động vật, hải sản với lượng canxi dồi dào là nguồn thực phẩm tuyệt vời để nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe. Đặc biệt, không chỉ giàu canxi, nước hầm từ xương ống và xương sườn bò, heo hay các loại