Chuyển đến nội dung chính

Bệnh Still ở người lớn là gì?

Bệnh Still ở người lớn là một bệnh viêm hệ thống chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, bệnh có thể do tác động của yếu tố nhiễm trùng và di truyền. 


Về mặt bệnh sinh học, các cytokine viêm, như IL-1, IL-6, IL-18, TNF-α, INF-γ, đóng vai trò quan trọng; chúng hoạt hóa các đại thực bào và tế bào giết tự nhiên (Natural Killer – NK) dẫn đến kích thích tế bào limpho B sản sinh các IgG2a và hoạt hóa đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.

Bệnh Still ở người lớn có nhiều triệu chứng khác nhau, được chia làm 2 nhóm chính là triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

Triệu chứng lâm sàng


Các đặc điểm lâm sàng nổi bật của bệnh Still ở người lớn là sốt cao có đỉnh, đau khớp hoặc viêm khớp, có các ban ở ngoài da. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào tuy nhiên ít gặp ở người cao tuổi.

Sốt

Người bệnh thường sốt cao trên 39oC kéo dài ít nhất 4 giờ. Sốt cao hàng ngày hoặc cách nhật và thường sốt về chiều tối và sáng sớm. Sốt cao không có các biểu hiện của nhiễm trùng. Ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng như: viêm thanh mạc, đau họng, đau cơ, đau khớp. Đa số người bệnh bị sốt sau đó mới xuất hiện triệu chứng đau các khớp. Sốt thường kéo dài trong nhiều tuần liên tục khiến bệnh nhân gầy sút, suy kiệt vì thế dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh máu ác tính, bệnh nhiễm khuẩn hoặc bệnh hệ thống. Thoái hóa khớp cổ chân http://coxuongkhoppcc.com/thoai-hoa-khop-co-chan.html

Ban ở da

Ban không cố định, có màu “cá hồi” và thường xuất hiện ở gốc chi, lưng, hiếm khi xuất hiện ở mặt, đầu chi. Người bệnh có thể có cảm giác ngứa nhẹ tại nơi phát ban nên dễ bị nhầm với ban dị ứng thuốc. Các ban thường xuất hiện trong khi sốt cao và mất đi khi hết cơn sốt.

Đau khớp và viêm khớp

60-100% người mắc bệnh Still gặp phải triệu chứng này. Vị trí khớp hay gặp đó là khớp gối, khớp cổ tay, khớp cổ chân, khớp khuỷu tay, khớp vai. Đối với bệnh Still ở người lớn, các khớp viêm không bị biến dạng, bị dính khớp hay bị lệch trục như bệnh viêm khớp dạng thấp. Khớp viêm tiến triển từng đợt kèm theo sốt cao, có thể có tràn dịch khớp gối.

Đau cơ

56-84% người bệnh gặp phải triệu chứng này và thường đi kèm với sốt.

Các triệu chứng khác

Gan to và bất thuờng cấu trúc gan trên tiêu bản sinh thiết gặp ở 50-70% bệnh nhân mắc bệnh Still ở người lớn. Bên cạnh đó người bệnh có thể gặp các triệu chứng viêm thanh mạc (26,4%), viêm màng ngoài tim (23,8%), lách to (43,9%).

Triệu chứng cận lâm sàng


– Tăng tốc độ máu lắng (~95-100%)

– Tăng bạch cầu: Hầu hết người bệnh có bạch cầu máu tăng cao (thường >15.000/mm3), trên 80% là bạch cầu đa nhân trung tính (<2% bênh nhân có giảm bạch cầu).

– Tăng số lượng tiểu cầu

– Thiếu máu trong bệnh lí mạn tính

– Tăng CRP, tăng nồng độ bổ thể, hạ albumin máu

– Tăng ferritin máu (>1000 mg/ml, ~70% bệnh nhân tăng>3000 mg/mL), trong đó glycosylated ferritin thường <20%.

– Rối loạn chức năng gan: Tăng SGOT/SGPT thường gặp (75%), đa phần nhẹ, không đặc hiệu – ANA, RF âm tính ở hầu hết bệnh nhân.



Chẩn đoán phân biệt:

Các triệu chứng của bệnh Still ở người lớn không đặc hiệu nên trước khi đưa ra chẩn đoán xác định bệnh cần phải làm các xét nghiệm (kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng ds DNA, yếu tố dạng thấp, tủy đồ, cấy máu…) để chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác như: bệnh lý máu (leucose cấp), bệnh tự miễn dịch (lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp đợt tiến triển), viêm khớp phản ứng, nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn huyết),…

Chẩn đoán xác định:

Hiện nay có nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Still người lớn chẳng hạn: tiêu chuẩn của Yamaguchi, tiêu chuẩn Cush, tiêu chuẩn Calabro có độ chính xác lần lượt là 93,5%, 80,6%, và 80,0%. Độ đặc hiệu tương ứng của 3 tiêu chuẩn là 96,2%, 80%, và 60,9% . Mặc dù vậy trên thực hành lâm sàng thường áp dụng tiêu chuẩn Yamaguchi do có độ nhậy và độ đặc hiệu cao nhất.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đi bộ có tốt với người đau dây thần kinh tọa?

Hầu như với bất kỳ loại bệnh nào, việc vận động cho cơ thể ở cường độ vừa phải vẫn luôn được khuyến khích. Chẳng qua là tình trạng cơ thể và mức độ quyết tâm của họ tới đâu, vì rõ ràng việc đi lại thể dục thể thao là khá khó khăn đối với những bệnh nhân mắc đau dây thần kinh tọa. Trước hết, ta sẽ tìm hiểu sơ lược về chứng bệnh này, để hiểu hơn việc tại sao có câu hỏi bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không. Nguyên nhân Dây thần kinh tọa là loại dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể người, có bắt đầu từ khu vực cột sống thắt lưng, kéo dài xuống vùng hông mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân và xuống đến ngón chân. Có hai dạng nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn chứng đau này, đó đều là biến chứng từ những loại bệnh khác gây ra: Bệnh toàn thân như sốt rét, thấp tim, thương hàn… Bệnh tổn thương gây sự chèn ép như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống thắt lưng… Khi dây thần kinh tọa bị tổn thương, chúng sẽ tạo ra những cơn đau, có thể đau cục bộ tại vùng thắt lưng bị chèn ép, tiếp s

Bị bong gân đầu gối do đâu ?

Bong gân đầu gối xảy ra khi một hoặc nhiều dây chằng bị đột nhiên bị kéo giãn hoặc rách. Mức độ có thể là nhẹ, vừa phải hoặc nghiêm trọng. Bong gân đầu gối làm ảnh hưởng đến khớp đầu gối và các dây chằng. Bong gân là tình trạng dây chằng bị tác động từ bên ngoài dẫn đến giãn hoặc rách dây chằng gây ra tình trạng tổn thương làm sưng, đau vùng bong làm ảnh hưởng tới vận động. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bong gân đó là: Do ít luyện tập: Ít vận động, thiếu luyện tập có thể khiến các cơ bắp của bạn yếu đi và dễ bị chấn thương kéo dài khi chạy nhảy, vận động nặng. Do tai nạn: Đây là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng bong gân, thường xảy ra do nghề nghiệp, tập thể dục thể thao quá mức, tai nạn ngã xe…. Trường hợp này thường đến bất ngờ nên cần cẩn thận hơn trong việc đi lại vận động. Do mệt mỏi: Khi cơ bắp mệt mỏi sẽ ít có khả năng hỗ trợ tốt cho các khớp xương của bạn. Hơn nữa, bạn cũng có nhiều khả năng không chống chọi lại được với lực tác động

Nhược cơ là bệnh gì?

Nhược cơ là một căn bệnh tự miễn, nguyên nhân gây bệnh là do các tự kháng thể gây tổn thương và làm rối loạn dẫn truyền các thụ thể ACh qua Sinap thần kinh – cơ, từ đó dẫn tới tình trạng yếu mỏi các cơ vân. Bệnh thường đi cùng với các bất thường của tuyến ức. Bệnh nhược cơ còn là một bệnh rối loạn miễn dịch mãn tính, đặc trưng bởi sự yếu đi một cách nhanh chóng của của tất cả các cơ tự chủ (là các cơ điều khiển theo ý muốn) trong cơ thể. Đó là hậu quả của một tình trạng mất liên lạc giữa thần kinh và cơ. Đối với người mắc bệnh nhược cơ, mặc dù cấu trúc cơ hoàn toàn bình thường, sức khỏe ở các hệ cơ quan khác cũng bình thường không có tổn thương, nhưng người bệnh lại gần như không thể làm được việc gì dù nhỏ nhất. Có những giai đoạn điển hình, người bệnh còn không thể nhấc được tay lên, chân yếu không bước đi được mà chỉ có ngồi để thở. Các triệu chứng bệnh nhược cơ Ở giai đoạn mới khởi phát bệnh, các triệu chứng nhược cơ có thể nhẹ và thoáng qua (bệnh nhân thường chủ q