Chuyển đến nội dung chính

Tìm hiểu bệnh viêm khớp dạng thấp

Dân gian thường gọi viêm khớp dạng thấp là bệnh thấp khớp, bệnh gây ra những khó khăn trong vận động và khiến người bệnh hết sức mệt mỏi, khó chịu. Có nhiều người hiểu lầm rằng, bệnh viêm khớp dạng thấp là căn bệnh chỉ xảy ra ở người già, người trung niên lớn tuổi, tuy nhiên sự thật là, hiện nay, tỷ lệ người trẻ tuổi dưới 40 và trẻ nhỏ dưới 16 tuổi cũng có nguy cơ mắc cao


Bệnh viêm khớp dạng thấp là căn bệnh dạng viêm gây tổn thương khớp cực kỳ phổ biến. Những triệu chứng đau nhức của các vùng khớp lan nhanh và khiến người bệnh rất khó chịu. Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp phần lớn là do hệ miễn dịch bên trong cơ thể gây ra. Bệnh thường tấn công vào các màng của các khớp một cách mãnh liệt từ đó dẫn đến hiện tượng sưng đau, buốt nhói và cuối cùng nếu không hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ gây biến dạng khớp.

Bệnh viêm khớp dạng thấp gây đau và rất nhiều khó khăn trong vận động, cùng với đó ở nhiều khớp nhỏ như bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, bàn chân và mắt cá chân bệnh cũng lan và phát triển mạnh hơn. Ngoài ra tại các khu vực khớp vùng đầu gối, xương hàm và hông cũng có thể bị tuy nhiên tỷ lệ ít hơn.

Bệnh viêm khớp dạng thấp phổ biến này chiếm đến gần 3% dân số, còn tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp chiếm đến 20%. Bệnh lý này thường gặp ở độ tuổi trung niên từ 35-60, tuy nhiên người trẻ và trẻ em vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Do đó người bệnh hoàn toàn không thể xem thường những triệu chứng của bệnh. dấu hiệu bị thoái hóa khớp gối http://coxuongkhoppcc.com/dau-hieu-thoai-hoa-khop-goi.html

Bệnh viêm khớp dạng thấp là một trong những loại bệnh lý mãn tính, rất khó hỗ trợ điều trị dứt điểm và khiến người bệnh rất đau đớn. Vậy nguyên nhân bệnh viêm khớp dạng thấplà gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu sau đây để từ đó có thể ngăn chặn bệnh ngay khi vừa mới hình thành.

Yếu tố di truyền: Đây cũng được biết đến là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp mà chúng ta không thể không kể đến. Viêm khớp dạng thấp là bệnh có tính chất gia đình, do đó nếu trong gia đình, bố hoặc mẹ hoặc cả 2 bố mẹ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thì khả năng cao người con cũng sẽ mắc bệnh.

Tác nhân khởi phát: bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh xảy ra khi các tế bào bạch cầu có chức năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus di chuyển từ máu vào trong màng bao quanh khớp. Khi các tế bào bạch cầu trở thành vị khách không mời, xuất hiện và gây ra phản ứng viêm tại khớp. Nguyên nhân của việc này là do việc tạo ra các chất gây viêm như TNF-alpha, protein.



Yếu tố cơ địa: Đây cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm khi nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp. Nữ giới có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn gấp 2-3 lần so với nam giới, cùng với đó nữ giới chiếm đến 80%. Và 70% là những bệnh nhân trên độ tuổi 30, 35. Chính vì vậy, các chị em trong độ tuổi trên 35 đừng bao giờ chủ quan với sức khỏe của chính mình hãy chú ý chăm sóc bản thân để có thể ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Yếu tố thuận lợi: ngoài các nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp là các tác nhân góp phần hình thành bệnh khác mà bạn cần biết đó là sau khi bị chấn thương, cơ thể suy yếu do bệnh tật, sinh sống trong môi trường ẩm thấp, lạnh lẽo kéo dài, sau thời gian sinh đẻ không kiêng khem cẩn thận…

Bệnh viêm khớp dạng thấp không được hỗ trợ điều trị, về lâu về dài có thể gây ra tình trạng vô cùng nguy hiểm:

Người bệnh có thể sẽ mất khả năng lao động: đây là hậu quả tất yếu do căn bệnh viêm đa khớp dạng thấp gây ra.

Nguy cơ tàn phế cũng có thể xảy ra, theo thống kế đến 89% bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp bị cứng khớp, và đây là nguyên nhân dây ra các biến chứng nguy hiểm thậm chí là tàn phế.

Các nghiên cứu đã chứng minh, những người bị bệnh viêm khớp dạng thấp thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp 4 lần so với những người khác nếu không chữa bệnh viêm khớp dạng thấp kịp thời. Các nghiên cứu đã chỉ ra, có đến 30% bệnh nhân viêm khớp gặp vấn đề về tim mạch và 50% có thể dẫn tới tử vong.

Gây khó thụ thai: đối với nữ giới đây cũng là một trong những biến chứng hết sức nguy hiểm.
Đó là một vài biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra. Do căn bệnh này tiến triển một cách âm thầm và chậm chạp, cơn đau lúc tái phát lúc không, vì vậy vẫn có nhiều người tỏ ra coi thường, chủ quan.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phòng viêm khớp nhiễm khuẩn

VIÊM KHỚP NHIỄM KHUẨN HIỆN VẪN CÒN GẶP NHIỀU NẾU KHÔNG ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN SỚM, ĐIỀU TRỊ KHÔNG TÍCH CỰC VÀ KỊP THỜI, BỆNH THƯỜNG ĐƯA ĐẾN NHỮNG HẬU QUẢ RẤT NẶNG NỀ NHƯ NHIỄM KHUẨN HUYẾT, VIÊM XƯƠNG, TRẬT KHỚP, DÍNH KHỚP … Tụ cầu: đứng hàng đầu trong các loại vi khuẩn gây viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ, điều trị gặp nhiều khó khăn vì hiện nay có ít loại thuốc kháng sinh có tác dụng đối với tụ cầu. Các loại cầu khuẩn khác: lậu cầu, liên cầu, phế cầu, não mô cầu. Ít gặp trên lâm sàng hơn so với tụ cầu. Các loại vi khuẩn khác có thể gây viêm khớp mủ nhưng ngày nay hầu như không gặp trên thực tế: trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn Coli, vi khuẩn Pleiffer, Proteus vulgaris, xoắn khuẩn giang mai... Đường vào của vi khuẩn: Phần lớn viêm khớp nhiễm khuẩn đều là thứ phát sau tổn thương ở một nơi khác, đường vào của vi khuẩn có thể là: Đường tại chỗ: Chấn thương khớp, nhất là những vết thương hở rách bao khớp, không được xử trí đúng và kịp thời. Những ổ nhiễm khuẩn ở gần khớp mà vi khuẩn the

Đi bộ có tốt với người đau dây thần kinh tọa?

Hầu như với bất kỳ loại bệnh nào, việc vận động cho cơ thể ở cường độ vừa phải vẫn luôn được khuyến khích. Chẳng qua là tình trạng cơ thể và mức độ quyết tâm của họ tới đâu, vì rõ ràng việc đi lại thể dục thể thao là khá khó khăn đối với những bệnh nhân mắc đau dây thần kinh tọa. Trước hết, ta sẽ tìm hiểu sơ lược về chứng bệnh này, để hiểu hơn việc tại sao có câu hỏi bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không. Nguyên nhân Dây thần kinh tọa là loại dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể người, có bắt đầu từ khu vực cột sống thắt lưng, kéo dài xuống vùng hông mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân và xuống đến ngón chân. Có hai dạng nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn chứng đau này, đó đều là biến chứng từ những loại bệnh khác gây ra: Bệnh toàn thân như sốt rét, thấp tim, thương hàn… Bệnh tổn thương gây sự chèn ép như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống thắt lưng… Khi dây thần kinh tọa bị tổn thương, chúng sẽ tạo ra những cơn đau, có thể đau cục bộ tại vùng thắt lưng bị chèn ép, tiếp s

Bị bong gân đầu gối do đâu ?

Bong gân đầu gối xảy ra khi một hoặc nhiều dây chằng bị đột nhiên bị kéo giãn hoặc rách. Mức độ có thể là nhẹ, vừa phải hoặc nghiêm trọng. Bong gân đầu gối làm ảnh hưởng đến khớp đầu gối và các dây chằng. Bong gân là tình trạng dây chằng bị tác động từ bên ngoài dẫn đến giãn hoặc rách dây chằng gây ra tình trạng tổn thương làm sưng, đau vùng bong làm ảnh hưởng tới vận động. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bong gân đó là: Do ít luyện tập: Ít vận động, thiếu luyện tập có thể khiến các cơ bắp của bạn yếu đi và dễ bị chấn thương kéo dài khi chạy nhảy, vận động nặng. Do tai nạn: Đây là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng bong gân, thường xảy ra do nghề nghiệp, tập thể dục thể thao quá mức, tai nạn ngã xe…. Trường hợp này thường đến bất ngờ nên cần cẩn thận hơn trong việc đi lại vận động. Do mệt mỏi: Khi cơ bắp mệt mỏi sẽ ít có khả năng hỗ trợ tốt cho các khớp xương của bạn. Hơn nữa, bạn cũng có nhiều khả năng không chống chọi lại được với lực tác động