Chuyển đến nội dung chính

Xương khớp khỏe mạnh nhờ nghệ

Hoạt chất Curcumin trong nghệ đã được chứng minh là có hiệu quả trong chữa trị các triệu chứng viêm khớp, nhất là viêm khớp dạng thấp như đau nhức, sưng khớp.


Nghệ, tên khoa học theo tiếng Anh là Curcuma, là một loại cây thân thảo thuộc họ nhà gừng Zingberaceae. Nghệ có nguồn gốc từ vùng phía Đông nam của Ấn Độ và nhờ những tính năng cũng như công dụng tuyệt vời của nó nên được lan truyền nổi tiếng và trồng khắp trên thế giới. Tại Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia khác, nghệ đã được dùng với mục đích chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và nấu ăn trong hàng thế kỷ.

Loại củ thiên nhiên này còn là phương thuốc cổ truyền chữa trị các bệnh đau ốm, uống nước nghệ mỗi sáng tốt cho xương khớp và sưng tấy do viêm khớp v…v, đặc biệt là phần rễ, thân rễ hay thân ngầm dưới đất được dùng trong y học.

Theo Đông y củ nghệ vàng còn được gọi là Khương Hoàng, vị cay, đắng, tính bình có tác dụng hành khí,hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau. Theo Đông y bản giám thì Khương Hoàng có tác dụng phá huyết, hành khí, thông kinh, chỉ thống (giảm đau) chủ trị bệnh trướng đầy, bế kinh, bệnh sau đẻ, chấn thương, ung thũng. Theo Nhật hoa tử bản thảo thì cho rằng Khương Hoàng có tác dụng trị huyết cục, nhọt, sưng, thông kinh nguyệt, điều trị thoái hóa cột sống v.v… Phòng khám xương khớp ở Biên Hòa http://coxuongkhoppcc.com/phong-kham-xuong-khop-o-bien-hoa-dong-nai-ung-dung-phuong-phap-chiropractic-cua-my.html

Hoạt chất nổi bật trong thành phần của củ nghệ có tên gọi là Curcumin (diferuloylmethane, trung bình chiếm khoảng 3,14%). Từ các nghiên cứu trong môi trường nuôi cấy và trên động vật cho thấy Curcumin ức chế cyclooxygenase, lipooxygenase, NO và các cytokine tác nhân tiền viêm như IL1, IL6, IL8 vì có hoạt tính kháng viêm, chống oxy hóa, sát khuẩn và kháng ung thư như các công bố đã công nhận.

Ngoài ra, curcumin có thể giảm sưng bằng cách kích thích sản sinh cortisone tự nhiên từ tuyến thượng thận. Một nghiên cứu tiến hành tại Ý đã chứng minh rằng curcumin có tác dụng trị đau nhức và sưng khớp tốt hơn NSAIDs (các thuốc chống viêm không steroid).

Nghệ giàu các chất chống oxy hóa, chất kháng khuẩn nên có tác dụng hỗ trợ ức chế sự phá hủy sụn khớp do viêm, giúp ngăn chặn và kéo dài quá trình thoái hóa khớp gối, đặc biệt là ở người già.


Tác dụng của nghệ đối với cơ thể


Trong củ nghệ có chứa hàm lượng các loại tinh dầu tốt cho việc lưu thông khí huyết, đả thông các huyệt đạo trong cơ thể giúp hỗ trợ quá trình giảm đau do viêm khớp gây ra. 3 loại tinh dầu phổ biến chứa nhiều trong nghệ gồm có tinh dầu turmerone, tinh dầu atlantone, và tinh dầu zingiberene.

Củ nghệ còn chứa hàm lượng lớn protein, chất xơ, các loại vitamin và các khoáng chất cần thiết khác như kali, canxi, sắt, magie, kẽm... giúp cho hệ xương khớp dẻo dai và hỗ trợ nâng cao sức khỏe.

Với các công dụng như thế, nghệ vô cùng tốt cho sức khỏe và hệ xương khớp, giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp. Không cần cầu kì, mỗi ngày bạn chỉ cần một cốc nước bột nghệ để hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp.

Cách làm: 1 thìa bột nghệ cho vào 1 cốc nước nóng, khuấy đều, để nguội bớt rồi uống luôn lúc còn ấm.

Thức uống này có hương vị giống như mùi gỗ, hơi khó uống nhưng bạn hãy kiên trì mỗi ngày một cốc cho quá trình điều trị thêm hiệu quả.

Hoặc bạn có thể bổ sung nghệ tươi hoặc bột nghệ vào trong các món ăn, thức uống hàng ngày để hệ xương khớp của bạn khỏe mạnh hơn. Nên nhớ dinh dưỡng phải cân đối và đầy đủ, cùng với việc rèn luyện hàng ngày nữa thì hệ xương khớp mới chắc khỏe được nhé.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đi bộ có tốt với người đau dây thần kinh tọa?

Hầu như với bất kỳ loại bệnh nào, việc vận động cho cơ thể ở cường độ vừa phải vẫn luôn được khuyến khích. Chẳng qua là tình trạng cơ thể và mức độ quyết tâm của họ tới đâu, vì rõ ràng việc đi lại thể dục thể thao là khá khó khăn đối với những bệnh nhân mắc đau dây thần kinh tọa. Trước hết, ta sẽ tìm hiểu sơ lược về chứng bệnh này, để hiểu hơn việc tại sao có câu hỏi bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không. Nguyên nhân Dây thần kinh tọa là loại dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể người, có bắt đầu từ khu vực cột sống thắt lưng, kéo dài xuống vùng hông mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân và xuống đến ngón chân. Có hai dạng nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn chứng đau này, đó đều là biến chứng từ những loại bệnh khác gây ra: Bệnh toàn thân như sốt rét, thấp tim, thương hàn… Bệnh tổn thương gây sự chèn ép như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống thắt lưng… Khi dây thần kinh tọa bị tổn thương, chúng sẽ tạo ra những cơn đau, có thể đau cục bộ tại vùng thắt lưng bị chèn ép, tiếp s

Bị bong gân đầu gối do đâu ?

Bong gân đầu gối xảy ra khi một hoặc nhiều dây chằng bị đột nhiên bị kéo giãn hoặc rách. Mức độ có thể là nhẹ, vừa phải hoặc nghiêm trọng. Bong gân đầu gối làm ảnh hưởng đến khớp đầu gối và các dây chằng. Bong gân là tình trạng dây chằng bị tác động từ bên ngoài dẫn đến giãn hoặc rách dây chằng gây ra tình trạng tổn thương làm sưng, đau vùng bong làm ảnh hưởng tới vận động. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bong gân đó là: Do ít luyện tập: Ít vận động, thiếu luyện tập có thể khiến các cơ bắp của bạn yếu đi và dễ bị chấn thương kéo dài khi chạy nhảy, vận động nặng. Do tai nạn: Đây là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng bong gân, thường xảy ra do nghề nghiệp, tập thể dục thể thao quá mức, tai nạn ngã xe…. Trường hợp này thường đến bất ngờ nên cần cẩn thận hơn trong việc đi lại vận động. Do mệt mỏi: Khi cơ bắp mệt mỏi sẽ ít có khả năng hỗ trợ tốt cho các khớp xương của bạn. Hơn nữa, bạn cũng có nhiều khả năng không chống chọi lại được với lực tác động

Nhược cơ là bệnh gì?

Nhược cơ là một căn bệnh tự miễn, nguyên nhân gây bệnh là do các tự kháng thể gây tổn thương và làm rối loạn dẫn truyền các thụ thể ACh qua Sinap thần kinh – cơ, từ đó dẫn tới tình trạng yếu mỏi các cơ vân. Bệnh thường đi cùng với các bất thường của tuyến ức. Bệnh nhược cơ còn là một bệnh rối loạn miễn dịch mãn tính, đặc trưng bởi sự yếu đi một cách nhanh chóng của của tất cả các cơ tự chủ (là các cơ điều khiển theo ý muốn) trong cơ thể. Đó là hậu quả của một tình trạng mất liên lạc giữa thần kinh và cơ. Đối với người mắc bệnh nhược cơ, mặc dù cấu trúc cơ hoàn toàn bình thường, sức khỏe ở các hệ cơ quan khác cũng bình thường không có tổn thương, nhưng người bệnh lại gần như không thể làm được việc gì dù nhỏ nhất. Có những giai đoạn điển hình, người bệnh còn không thể nhấc được tay lên, chân yếu không bước đi được mà chỉ có ngồi để thở. Các triệu chứng bệnh nhược cơ Ở giai đoạn mới khởi phát bệnh, các triệu chứng nhược cơ có thể nhẹ và thoáng qua (bệnh nhân thường chủ q