Chuyển đến nội dung chính

Làm sao để hạn chế teo cơ sau chấn thương ?

Nếu thời gian cố định, bất động chi bị thương càng lâu thì nguy cơ teo cơ sau chấn thương càng lớn và dấu hiệu nhận biết càng rõ ràng, có thể chân bệnh nhỏ hơn hẳn chân lành.

Sau 2 tuần không vận động, hiện tượng teo cơ đã xuất hiện mà dấu hiệu nhận biết là chân bệnh nhỏ hơn chân lành.

Teo cơ là hiện tượng cơ bị nhỏ đi, chất lượng sợi cơ giảm nhưng số lượng cơ không thay đổi nên teo cơ hoàn toàn có thể khắc phục được bằng vận động.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi bị chấn thương, người bệnh nên xoa bóp cho máu về cơ nhiều hơn hoặc chườm nóng, ngâm nước nóng ấm để mạch máu trong cơ giãn, giúp cơ mềm ra và vận động dễ dàng hơn.

Làm sao để hạn chế teo cơ sau chấn thương ?
Làm sao để hạn chế teo cơ sau chấn thương ?


Nếu bị chấn thương phải cố định thì người bệnh vẫn có thể thực hiện co cơ tĩnh bằng cách lên gân nhiều lần một ngày và vận động càng sớm càng tốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong thư bạn nói bị rạn xương phải cố định chân nhưng không nói rõ bằng phương pháp gì và mức độ như thế nào nên chúng tôi khó đưa ra được lời khuyên vận động hợp lý.

Bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị hoặc thăm khám tại chuyên khoa phục hồi chức năng để có hướng dẫn vận động cụ thể theo từng giai đoạn phục hồi của bệnh.

Tất nhiên, trong quá trình tập luyện, bạn cần kiên trì, chịu đau, phục hồi cử động khớp, duy trì sức cơ thì mới hạn chế được teo cơ và khôi phục khả năng vận động của chi sớm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phòng viêm khớp nhiễm khuẩn

VIÊM KHỚP NHIỄM KHUẨN HIỆN VẪN CÒN GẶP NHIỀU NẾU KHÔNG ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN SỚM, ĐIỀU TRỊ KHÔNG TÍCH CỰC VÀ KỊP THỜI, BỆNH THƯỜNG ĐƯA ĐẾN NHỮNG HẬU QUẢ RẤT NẶNG NỀ NHƯ NHIỄM KHUẨN HUYẾT, VIÊM XƯƠNG, TRẬT KHỚP, DÍNH KHỚP … Tụ cầu: đứng hàng đầu trong các loại vi khuẩn gây viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ, điều trị gặp nhiều khó khăn vì hiện nay có ít loại thuốc kháng sinh có tác dụng đối với tụ cầu. Các loại cầu khuẩn khác: lậu cầu, liên cầu, phế cầu, não mô cầu. Ít gặp trên lâm sàng hơn so với tụ cầu. Các loại vi khuẩn khác có thể gây viêm khớp mủ nhưng ngày nay hầu như không gặp trên thực tế: trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn Coli, vi khuẩn Pleiffer, Proteus vulgaris, xoắn khuẩn giang mai... Đường vào của vi khuẩn: Phần lớn viêm khớp nhiễm khuẩn đều là thứ phát sau tổn thương ở một nơi khác, đường vào của vi khuẩn có thể là: Đường tại chỗ: Chấn thương khớp, nhất là những vết thương hở rách bao khớp, không được xử trí đúng và kịp thời. Những ổ nhiễm khuẩn ở gần khớp mà vi khuẩn the

Đi bộ có tốt với người đau dây thần kinh tọa?

Hầu như với bất kỳ loại bệnh nào, việc vận động cho cơ thể ở cường độ vừa phải vẫn luôn được khuyến khích. Chẳng qua là tình trạng cơ thể và mức độ quyết tâm của họ tới đâu, vì rõ ràng việc đi lại thể dục thể thao là khá khó khăn đối với những bệnh nhân mắc đau dây thần kinh tọa. Trước hết, ta sẽ tìm hiểu sơ lược về chứng bệnh này, để hiểu hơn việc tại sao có câu hỏi bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không. Nguyên nhân Dây thần kinh tọa là loại dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể người, có bắt đầu từ khu vực cột sống thắt lưng, kéo dài xuống vùng hông mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân và xuống đến ngón chân. Có hai dạng nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn chứng đau này, đó đều là biến chứng từ những loại bệnh khác gây ra: Bệnh toàn thân như sốt rét, thấp tim, thương hàn… Bệnh tổn thương gây sự chèn ép như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống thắt lưng… Khi dây thần kinh tọa bị tổn thương, chúng sẽ tạo ra những cơn đau, có thể đau cục bộ tại vùng thắt lưng bị chèn ép, tiếp s

Bị bong gân đầu gối do đâu ?

Bong gân đầu gối xảy ra khi một hoặc nhiều dây chằng bị đột nhiên bị kéo giãn hoặc rách. Mức độ có thể là nhẹ, vừa phải hoặc nghiêm trọng. Bong gân đầu gối làm ảnh hưởng đến khớp đầu gối và các dây chằng. Bong gân là tình trạng dây chằng bị tác động từ bên ngoài dẫn đến giãn hoặc rách dây chằng gây ra tình trạng tổn thương làm sưng, đau vùng bong làm ảnh hưởng tới vận động. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bong gân đó là: Do ít luyện tập: Ít vận động, thiếu luyện tập có thể khiến các cơ bắp của bạn yếu đi và dễ bị chấn thương kéo dài khi chạy nhảy, vận động nặng. Do tai nạn: Đây là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng bong gân, thường xảy ra do nghề nghiệp, tập thể dục thể thao quá mức, tai nạn ngã xe…. Trường hợp này thường đến bất ngờ nên cần cẩn thận hơn trong việc đi lại vận động. Do mệt mỏi: Khi cơ bắp mệt mỏi sẽ ít có khả năng hỗ trợ tốt cho các khớp xương của bạn. Hơn nữa, bạn cũng có nhiều khả năng không chống chọi lại được với lực tác động