Chuyển đến nội dung chính

Thuốc gì chữa viêm khớp sụn sườn ?

Bệnh viêm khớp sụn sườn có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đau kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc chữa triệu chứng viêm khớp sụn sườn.

Viêm khớp sụn sườn hay viêm sụn sườn là căn bệnh do viêm các khớp nối giữa sụn xương sườn với xương ức, từ đó gây đau và căng tức ở vùng ngực. Trẻ em, thanh thiếu niên hay người lớn đều có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp sụn sườn rất cao. Tuy vậy, bệnh viêm khớp sụn sườn không quá nghiêm trọng và có thể tự giảm theo thời gian hoặc sau khi dùng thuốc điều trị.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp sụn sườn là cơn đau nhói ở vùng ngực, phía trước thành ngực, cảm giác như bị dao đâm. Một số người cũng cảm nhận thấy đau nhức hay căng tức vùng ngực. 

Đau tăng mạnh khi người bệnh hít thở sâu, cử động hoặc gắng sức thực hiện động tác nào đó. Nếu đè ép lên vùng bị viêm có thể gây đau chói… Vị trí đau thường gặp là gần xương ức, ở xương sườn thứ 4,5 và 6.

Bị bệnh viêm khớp sụn sườn nên uống thuốc gì ?

Điều trị viêm khớp sụn sườn bằng thuốc Tây y

Thuốc giảm đau không kê đơn Paracetamol giúp giảm nhanh cơn đau ngực.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen hoặc naproxen để giảm sưng viêm.

Thuốc trị ho giúp làm dịu cơn ho và thư giãn các cơ vùng ngực trong trường hợp cơn đau tăng lên khi ho.

Thuốc gì chữa viêm khớp sụn sườn ?
Thuốc gì chữa viêm khớp sụn sườn ?


Nếu các thuốc giảm đau và kháng viêm trên không mang đến hiệu quả, biện pháp tiêm steroids, cortisone hoặc các thuốc giảm đau toàn thân sẽ được bác sĩ xem xét.

Lưu ý khi dùng thuốc:

Thông báo với bác sĩ nếu bạn có tiền sử bị xuất huyết, viêm loét dạ dày, cao huyết áp, mắc bệnh tim mạch, gan và thận.

Không dùng chống viêm không steroid (NSAIDs) với người đang sử dụng thuốc kháng đông (warfarin), người bị hen suyễn.

Không dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) khi đói.

Chữa viêm khớp sụn sườn bằng thuốc Đông y

Bài thuốc: Phục nguyên hoạt huyết thang

Thành phần: 30g Đại hoàng, 15g Sài hồ, 9g Qua lâu căn, 9g Đào nhân, 9g Đương quy, 6g Xuyên giáp, 6g Hồng hoa, 6g Cam thảo. Cách dùng: Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang. Tác dụng: Hoạt huyết khử ứ, sơ can thông lạc, có tác dụng trong các trường hợp viêm sụn khớp, sụn sườn, gây sưng nóng, đỏ và đau.

►Xem thêm: Đau thắt lưng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phòng viêm khớp nhiễm khuẩn

VIÊM KHỚP NHIỄM KHUẨN HIỆN VẪN CÒN GẶP NHIỀU NẾU KHÔNG ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN SỚM, ĐIỀU TRỊ KHÔNG TÍCH CỰC VÀ KỊP THỜI, BỆNH THƯỜNG ĐƯA ĐẾN NHỮNG HẬU QUẢ RẤT NẶNG NỀ NHƯ NHIỄM KHUẨN HUYẾT, VIÊM XƯƠNG, TRẬT KHỚP, DÍNH KHỚP … Tụ cầu: đứng hàng đầu trong các loại vi khuẩn gây viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ, điều trị gặp nhiều khó khăn vì hiện nay có ít loại thuốc kháng sinh có tác dụng đối với tụ cầu. Các loại cầu khuẩn khác: lậu cầu, liên cầu, phế cầu, não mô cầu. Ít gặp trên lâm sàng hơn so với tụ cầu. Các loại vi khuẩn khác có thể gây viêm khớp mủ nhưng ngày nay hầu như không gặp trên thực tế: trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn Coli, vi khuẩn Pleiffer, Proteus vulgaris, xoắn khuẩn giang mai... Đường vào của vi khuẩn: Phần lớn viêm khớp nhiễm khuẩn đều là thứ phát sau tổn thương ở một nơi khác, đường vào của vi khuẩn có thể là: Đường tại chỗ: Chấn thương khớp, nhất là những vết thương hở rách bao khớp, không được xử trí đúng và kịp thời. Những ổ nhiễm khuẩn ở gần khớp mà vi khuẩn the

Đi bộ có tốt với người đau dây thần kinh tọa?

Hầu như với bất kỳ loại bệnh nào, việc vận động cho cơ thể ở cường độ vừa phải vẫn luôn được khuyến khích. Chẳng qua là tình trạng cơ thể và mức độ quyết tâm của họ tới đâu, vì rõ ràng việc đi lại thể dục thể thao là khá khó khăn đối với những bệnh nhân mắc đau dây thần kinh tọa. Trước hết, ta sẽ tìm hiểu sơ lược về chứng bệnh này, để hiểu hơn việc tại sao có câu hỏi bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không. Nguyên nhân Dây thần kinh tọa là loại dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể người, có bắt đầu từ khu vực cột sống thắt lưng, kéo dài xuống vùng hông mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân và xuống đến ngón chân. Có hai dạng nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn chứng đau này, đó đều là biến chứng từ những loại bệnh khác gây ra: Bệnh toàn thân như sốt rét, thấp tim, thương hàn… Bệnh tổn thương gây sự chèn ép như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống thắt lưng… Khi dây thần kinh tọa bị tổn thương, chúng sẽ tạo ra những cơn đau, có thể đau cục bộ tại vùng thắt lưng bị chèn ép, tiếp s

Bị bong gân đầu gối do đâu ?

Bong gân đầu gối xảy ra khi một hoặc nhiều dây chằng bị đột nhiên bị kéo giãn hoặc rách. Mức độ có thể là nhẹ, vừa phải hoặc nghiêm trọng. Bong gân đầu gối làm ảnh hưởng đến khớp đầu gối và các dây chằng. Bong gân là tình trạng dây chằng bị tác động từ bên ngoài dẫn đến giãn hoặc rách dây chằng gây ra tình trạng tổn thương làm sưng, đau vùng bong làm ảnh hưởng tới vận động. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bong gân đó là: Do ít luyện tập: Ít vận động, thiếu luyện tập có thể khiến các cơ bắp của bạn yếu đi và dễ bị chấn thương kéo dài khi chạy nhảy, vận động nặng. Do tai nạn: Đây là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng bong gân, thường xảy ra do nghề nghiệp, tập thể dục thể thao quá mức, tai nạn ngã xe…. Trường hợp này thường đến bất ngờ nên cần cẩn thận hơn trong việc đi lại vận động. Do mệt mỏi: Khi cơ bắp mệt mỏi sẽ ít có khả năng hỗ trợ tốt cho các khớp xương của bạn. Hơn nữa, bạn cũng có nhiều khả năng không chống chọi lại được với lực tác động