Chuyển đến nội dung chính

Thực phẩm nào tốt cho sụn khớp

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng sức khỏe. Để giúp hệ cơ xương khớp dẻo dai và chắc khỏe, phòng ngừa các bệnh lý về thoái hóa khớp, bạn cần chú ý bổ sung 6 loại thực phẩm tốt cho sụn khớp sau

Cá và dầu cá

Cá chứa nhiều acid béo có lợi đối với cơ thể, đặc biệt là acid béo omega-3. Omega-3 là chất béo không hòa tan, giúp giảm thiểu Cholesterol, khi vào cơ thể sẽ biến đổi thành prostaglandinngăn chặn các phản ứng viêm. 

Bên cạnh đó, cá còn chứa nhiều chất đạm, canxi và các dưỡng chất cần thiết khác giúp nuôi dưỡng xương và sụn, kích thích sản sinh chất nhờn trong khớp. Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi… và các loại dầu cá là loại thực phẩm giúp bổ sung chất nhờn cho khớp.

Nước hầm từ xương và sụn động vật, hải sản

Xương và sụn động vật, hải sản với lượng canxi dồi dào là nguồn thực phẩm tuyệt vời để nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe. Đặc biệt, không chỉ giàu canxi, nước hầm từ xương ống và xương sườn bò, heo hay các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, ốc… còn chứa nhiều glucosamin và chondroitin – thành phần cấu thành nên xương và sụn khớp. Bạn nên sử dụng xương và sụn động vật kết hợp với các thực phẩm khác để chế biến thành các món ăn thơm ngon, tốt cho sụn khớp.

Sữa và chế phẩm từ sữa

Sữa là nguồn thực phẩm được các chuyên gia xương dinh dưỡng khuyến khích bổ sung hàng ngày để phòng chống các bệnh xương khớp. Nguồn canxi và vitamin D trong sữa giúp cái thiện chất lượng xương, ngăn ngừa loãng xương và nuôi xương chắc khỏe. 

Bên cạnh đó, collagen thủy phân trong sữa còn giúp khớp trở nên dẻo dai, tham gia vào tái tạo các tế bào sụn khớp. Ngoài sữa tươi, bạn có thể sử dụng thêm các chế phẩm từ sữa như sữa chua, yaourt, phó mát… Tốt nhất, nên chọn sản phẩm ít đường hoặc không đường nhé.

Bạn quan tâm: 15 loại thực phẩm giàu canxi tốt cho xương khớp

Ngũ cốc và các loại hạt

Ngũ cốc (gạo lứt, lúa mì, lúa mạch đen, kiều mạch, yến mạch…) giàu chất xơ và nhiều loại vitamin, khoáng chất có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, làm chậm quá trình oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa các tế bào. 

Thực phẩm nào tốt cho sụn khớp
Thực phẩm nào tốt cho sụn khớp


Đặc biệt, trong nhóm thực phẩm họ nhà đậu, đậu nành được công nhận là có khả năng kích thích các tế bào sụn khớp sản sinh Collagen tham gia vào các hoạt động của xương và sụn khớp.

Các loại nấm

Nấm là thực phẩm được nhiều người yêu thích trong bữa ăn hàng ngày. Nấm giàu dinh dưỡng và cực kỳ tốt cho sức khỏe. Ăn nấm giúp bạn tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư…  Vật lý trị liệu đau cột sống http://coxuongkhoppcc.com/vat-ly-tri-lieu-dau-cot-song.html

Trong đó, nấm hương có khả năng chống lão hóa, chống viêm, giảm đau và cải thiện chứng tê bại chân tay, ngăn ngừa thoái hóa khớp và các chứng viêm khớp. Bạn có thể kết hợp nấm và các loại rau củ để chế biến thành các món ăn bổ dưỡng, giúp hệ cơ xương khớp vững vàng và chắc khỏe.

Rau xanh và trái cây

Rau xanh và trái cây là thực phẩm chứa nguồn vitamin dồi dào có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Trong nhóm rau xanh, bắp cải, cải xanh, cải thìa, cải xoăn, cải mầm, rau bina,… chứa nhiều vitamin K làm tăng mật độ của xương và chống rạn xương, ngăn ngừa viêm khớp và thoái hóa.

Một số loại trái cây như đu đủ, dứa, chanh, bưởi, chuối, bơ giàu vitamin A, C, E và các men kháng viêm; nếu kết hợp với đậu nành có khả năng kích thích các tế bào sụn sinh trưởng collagen là thành phần chủ yếu của gân, sụn và xương.

►Xem thêm: Khớp háng nhân tạo

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đi bộ có tốt với người đau dây thần kinh tọa?

Hầu như với bất kỳ loại bệnh nào, việc vận động cho cơ thể ở cường độ vừa phải vẫn luôn được khuyến khích. Chẳng qua là tình trạng cơ thể và mức độ quyết tâm của họ tới đâu, vì rõ ràng việc đi lại thể dục thể thao là khá khó khăn đối với những bệnh nhân mắc đau dây thần kinh tọa. Trước hết, ta sẽ tìm hiểu sơ lược về chứng bệnh này, để hiểu hơn việc tại sao có câu hỏi bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không. Nguyên nhân Dây thần kinh tọa là loại dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể người, có bắt đầu từ khu vực cột sống thắt lưng, kéo dài xuống vùng hông mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân và xuống đến ngón chân. Có hai dạng nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn chứng đau này, đó đều là biến chứng từ những loại bệnh khác gây ra: Bệnh toàn thân như sốt rét, thấp tim, thương hàn… Bệnh tổn thương gây sự chèn ép như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống thắt lưng… Khi dây thần kinh tọa bị tổn thương, chúng sẽ tạo ra những cơn đau, có thể đau cục bộ tại vùng thắt lưng bị chèn ép, tiếp s

Bị bong gân đầu gối do đâu ?

Bong gân đầu gối xảy ra khi một hoặc nhiều dây chằng bị đột nhiên bị kéo giãn hoặc rách. Mức độ có thể là nhẹ, vừa phải hoặc nghiêm trọng. Bong gân đầu gối làm ảnh hưởng đến khớp đầu gối và các dây chằng. Bong gân là tình trạng dây chằng bị tác động từ bên ngoài dẫn đến giãn hoặc rách dây chằng gây ra tình trạng tổn thương làm sưng, đau vùng bong làm ảnh hưởng tới vận động. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bong gân đó là: Do ít luyện tập: Ít vận động, thiếu luyện tập có thể khiến các cơ bắp của bạn yếu đi và dễ bị chấn thương kéo dài khi chạy nhảy, vận động nặng. Do tai nạn: Đây là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng bong gân, thường xảy ra do nghề nghiệp, tập thể dục thể thao quá mức, tai nạn ngã xe…. Trường hợp này thường đến bất ngờ nên cần cẩn thận hơn trong việc đi lại vận động. Do mệt mỏi: Khi cơ bắp mệt mỏi sẽ ít có khả năng hỗ trợ tốt cho các khớp xương của bạn. Hơn nữa, bạn cũng có nhiều khả năng không chống chọi lại được với lực tác động